Trang chủ Lớp 12 SGK Lịch sử 12 - Chân trời sáng tạo Trình bày thành tựu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam...

Trình bày thành tựu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế từ năm 1986 đến nay?...

Đọc kĩ phần 1b. Thành tựu đổi mới về kinh tế ( SGK trang 70) Hướng dẫn cách giải/trả lời Câu hỏi mục 1 b - Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

Câu hỏi/bài tập:

Trình bày thành tựu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế từ năm 1986 đến nay?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc kỹ phần 1b. Thành tựu đổi mới về kinh tế ( SGK trang 70)

- Chỉ ra thành tựu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế từ năm 1986 đến nay .

Answer - Lời giải/Đáp án

Advertisements (Quảng cáo)

- Đổi mới trên lĩnh vực kinh tế đạt được nhiều thành tựu to lớn. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực, hình thành nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.

- Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là kinh tế nhiều thành phần: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; các thành phần kinh tế đều được phát huy lợi thế, tiềm năng, nguồn lực trong đóng góp xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Hệ thống pháp luật về kinh tế hình thành và hoàn thiện dần, tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình sở hữu hoạt động.

-Tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao, giảm dần sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, xuất khẩu thô, lao động nhân công giá rẻ và mở rộng tín dụng, từng bước chuyển sang dựa vào ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

- Nông nghiệp phát triển góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung và giữ vững ổn định kinh tế - xã hội. Việt Nam đã vươn lên thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. An ninh lương thực quốc gia được bảo đảm.

- Công nghiệp tăng trưởng và chuyển biến tích cực về cơ cấu sản xuất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh. Năm 2005, cả nước có trên 100 khu công nghiệp, khu chế xuất, nhiều khu hoạt động có hiệu quả; đến năm 2020, Việt Nam đã hình thành một số ngành công nghiệp có quy mô lớn, có khả năng cạnh tranh và vị trí vững chắc trên thị trường quốc tế.

- Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh, là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Cơ cấu xuất, nhập khẩu chuyển dịch theo hướng tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, chế tạo, giảm xuất khẩu thô.

Advertisements (Quảng cáo)