Trang chủ Lớp 12 SGK Toán 12 - Kết nối tri thức Bài tập 30 trang 93 Toán 12 tập 2 – Kết nối...

Bài tập 30 trang 93 Toán 12 tập 2 - Kết nối tri thức: Có hai chuồng gà. Chuồng I có 8 con gà trống và 13 con gà mái...

Sử dụng kiến thức về công thức xác suất toàn phần để tính: Cho hai biến cố A và B. Khi đó. Trả lời Giải bài tập 30 trang 93 SGK Toán 12 tập 2 - Kết nối tri thức - Bài tập ôn tập cuối năm . Có hai chuồng gà. Chuồng I có 8 con gà trống và 13 con gà mái.

Câu hỏi/bài tập:

Question - Câu hỏi/Đề bài

Có hai chuồng gà. Chuồng I có 8 con gà trống và 13 con gà mái. Chuồng II có 10 con gà trống và 6 con gà mái. An bắt ngẫu nhiên một con gà từ chuồng II đem thả vào chuồng I. Sau đó, Bình bắt ngẫu nhiên một con gà từ chuồng I.

Giả sử Bình bắt được con gà mái. Tính xác suất để Bình bắt được con gà mái ở chuồng I.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Sử dụng kiến thức về công thức xác suất toàn phần để tính: Cho hai biến cố A và B. Khi đó, ta có công thức sau: \(P\left( B \right) = P\left( A \right).P\left( {B|A} \right) + P\left( {\overline A } \right).P\left( {B|\overline A } \right)\).

Sử dụng kiến thức về công thức Bayes để tính: Cho A và B là hai biến cố, với \(P\left( B \right) > 0\). Khi đó, ta có công thức sau: \(P\left( {A|B} \right) = \frac{{P\left( A \right).P\left( {B|A} \right)}}{{P\left( B \right)}}\).

Sử dụng kiến thức về công thức tính xác suất có điều kiện để tính: Cho hai biến cố A và B bất kì, với \(P\left( B \right) > 0\). Khi đó, \(P\left( {A|B} \right) = \frac{{P\left( {AB} \right)}}{{P\left( B \right)}}\).

Advertisements (Quảng cáo)

Answer - Lời giải/Đáp án

Gọi A là biến cố: “Con gà thả từ chuồng II sang chuồng I là gà mái”

Khi đó, \(P\left( A \right) = \frac{6}{{16}} = \frac{3}{8}\).

Suy ra, \(P\left( {\overline A } \right) = 1 - \frac{3}{8} = \frac{5}{8}\)

Gọi B là biến cố: “Bình bắt ra từ chuồng I là gà mái”.

Khi đó, \(P\left( {B|A} \right) = \frac{{14}}{{22}} = \frac{7}{{11}},P\left( {B|\overline A } \right) = \frac{{13}}{{22}}\)

Áp dúng công thức xác suất toàn phần ta có:

\(P\left( B \right) = P\left( A \right).P\left( {B|A} \right) + P\left( {\overline A } \right).P\left( {B|\overline A } \right) = \frac{3}{8}.\frac{7}{{11}} + \frac{5}{8}.\frac{{13}}{{22}} = \frac{{107}}{{176}}\)