Trang chủ Lớp 2 Tiếng Việt lớp 2 sách Cánh Diều Tiết 5-6 Ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt 2 cánh...

Tiết 5-6 Ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt 2 cánh diều. Đọc và làm bài tập Cây đa quê hương...

Hướng dẫn giải bài tập Tiết 5-6 Ôn tập giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2. Đọc bài Cây đa quê hương và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 trang 74, 75, 76 Cánh diều

A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

B. Đọc và làm bài tập

CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG

. Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi.

2. Đó là cả một toà cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa trẻ chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gảy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.

3. Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.

Theo Nguyễn Khắc Viện

Chú thích và giải nghĩa:

– Cổ kính: cũ và có vẻ đẹp trang nghiêm

– Chót vót: (cao) vượt lên hẳn những vật xung quanh

– Lững thững: (đi) chậm, từng bước một

TRẢ LỜI CÂU HỎI CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG

Câu 1. Câu văn nào cho biết cây đa đã sống rất lâu?

Câu văn cho biết cây đa sống rất lâu là: “Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi.”

Câu 2. Các bộ phận của cây đa được tả bằng những hình ảnh nào? Ghép đúng:

Ghép đúng là:

Advertisements (Quảng cáo)

a- 3              b- 1              c- 2            d- 4

Câu 3. Ngồi hóng mát dưới gốc đa, tác giả và bạn bè còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?

Ngồi hóng mát dưới gốc đa, tác giả và bạn bè còn thấy những cảnh đẹp của quê hương như: lúa vàng gợn sóng, cánh đồng, đàn trâu.

Câu 4. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm:

a) Lúa vàng gợn sóng.

b) Cành cây lớn hơn cột đình.

c) Đám trẻ ngồi dưới gốc đa hóng mát.

a) Lúa vàng gợn sóng: lúa vàng như thế nào?

b) Cành cây lớn hơn cột đình: cành cây như thế nào?

c) Đám trẻ ngồi dưới gốc đa hóng mát: đám trẻ như thế nào?

Câu 5. Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để:

a) Nói về cây đa trong bài đọc trên.

b) Nói về tình cảm của tác giả với quê hương.

a) Nói về cây đa trong bài học trên: Cây đa đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi.

b) Nói về tình cảm của tác giả với quê hương: Tôi yêu quê hương của mình biết bao nhiêu.