Trang chủ Lớp 2 Tiếng Việt lớp 2 (sách cũ) Luyện từ và câu trang 18 sgk tiếng việt 2 tập 2,...

Luyện từ và câu trang 18 sgk tiếng việt 2 tập 2, Câu 1. Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn để chỉ thời tiết của từng mùa (nóng bức, ấm áp, giá lạnh, mưa phùn gió bấc, se se lạnh, oi...

Mùa xuân đến - Luyện từ và câu trang 18 sgk tiếng việt 2 tập 2. Câu 1. Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn để chỉ thời tiết của từng mùa (nóng bức, ấm áp, giá lạnh, mưa phùn gió bấc, se se lạnh, oi nồng) điền vào chỗ trống. Câu 2. Hãy thay cụm từ “khi nào” trong các câu hỏi dưới đây bằng các cụm từ khác (bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ)...

Câu 1. Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn để chỉ thời tiết của từng mùa (nóng bức, ấm áp, giá lạnh, mưa phùn gió bấc, se se lạnh, oi nồng) điền vào chỗ trống.

Phương pháp: Em hãy phân biệt thời tiết của 4 mùa.

Mùa xuân

Mùa hạ

Mùa thu

Mùa đông

ấm áp

nóng bức oi nồng

se se lạnh

mưa phùn gió bấc, giá lạnh.

Câu 2. Hãy thay cụm từ “khi nào” trong các câu hỏi dưới đây bằng các cụm từ khác (bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ).

Phương pháp: Cụm từ Khi nào ? dùng để hỏi về thời gian. Ngoài ra còn có thêm những cụm từ khác như: tháng mấy, năm nào, ngày nào, hôm nào, bao giờ, lúc nào,... Tùy vào từng trường hợp khác nhau để lựa chọn cụm từ thích hợp.

a) Khi nào lớp bạn đi thăm viện bảo tàng?

-       Bao giờ lớp bạn đi thăm viện bảo tàng?

-       Lúc nào lớp bạn đi thăm viện bảo tàng?

-       Tháng mấy lớp bạn đi thăm viện bảo tàng?

-        Mấy giờ lớp bạn đi thăm viện bảo tàng?

-        Chừng nào lớp bạn đi thăm viện báo tàng?

b) Khi nào trường bạn nghỉ hè?

-       Tháng mấy trường bạn nghỉ hè?

-        Lúc nào trường bạn nghỉ hè?

-       Chừng nào trường bạn nghi hè?

-        Độ nào trường học nghỉ hè?

Advertisements (Quảng cáo)

c) Bạn làm bài tập khi nào?

-       Bạn làm bài tập lúc nào?

-        Bạn làm bài tập bao giờ?

d) Bạn gặp cô giáo khi nào?

-        Bạn gặp cô giáo lúc nào?

-        Bạn gập cô giáo bao giờ?

-        Bạn gặp cô giáo lúc mấy giờ?

Câu 3. Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm than điền vào ô trống:

a) Ông Mạnh nổi giận, quát :

- Thật độc ác □

b) Đêm ấy, Thần gió lại đến đập cửa, thét :

- Mở cửa ra □

- Không □ Sáng mai ta sẽ mở cửa mời ông vào □

Phân biệt dấu chấm và dấu chấm than:

+ Dấu chấm: kết thúc câu kể.

+ Dấu chấm than : bộc lộ cảm xúc, dùng để gọi-đáp, yêu cầu, đề nghị.

Lời giải:

a) Ông Mạnh nổi giận, quát :

- Thật độc ác!

b)  Đêm ấy, Thần gió lại đến đập cửa, thét :

- Mở cửa ra!

- Không! Sáng mai ta sẽ mở cửa mời ông vào.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Tiếng Việt lớp 2 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)