Câu 1. Ghi lời xin lỗi của em trong mỗi trường hợp sau:
a) Một bạn vội, nói với em trên cầu thang: “Xin lỗi. Cho tớ đi trước một chút”.
b. Một bạn vò ý đụng vào người em, xin lỗi em: “Xin lỗi, tớ vô ý quá!”
c. Một bạn nghịch làm mực bắn vào áo em, xin lỗi em: “Xin lỗi bạn. Mình lỡ tay thôi”.
d. Bạn xin lỗi em vì quên mang sách trả em: “Xin lỗi cậu. Tớ quên mang sách trả cậu rồi”.
1-1 Gợi ý:
Để có lời đáp phù hợp với từng trường hợp, em cần chú ý xác định: hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng giao tiếp, mục đích giao tiếp để sử dụng ngôn từ, tạo ra lời giao tiếp thích hợp, thế hiện thái độ, tình cảm nhã nhặn, lịch sự, chân tình của mình.
1-2: Thực hành:
Em có thế đáp lại như sau:
a) - Vâng! Bạn cứ tự nhiên, hoặc: Bạn vội, bạn cứ đi trước.
b) - Không sao!
hoặc: Không sao đâu, bạn đừng ngại.
Advertisements (Quảng cáo)
c) Không việc gì cả, chả ai muốn thế!
- Không sao cả! Thuốc tẩy làm bay vết mực ngay mà. Cậu đừng ngại, có ai muốn thế đâu.
d) Ngày mai cậu trá cũng được. Mình chưa cần.
Câu 2. Sắp xếp lại thứ tự các câu (bài tập 2, Vở bài tập Tiếng Việt, trang 18) để tạo thành một đoạn văn.
2-1: Gợi ý:
Em đọc lại 4 câu đã cho, xác định câu nào là câu mở đầu cho hành động của con chim gáy. Câu nào thể hiện hành động tiếp theo. Cứ như thế, em có thể sắp xếp được một cách dễ dàng những câu tiếp theo trình tự diễn biên hành động của con chim gáy.
2- 2: Thực hành:
a.Câu mở đầu: Một chú chim gáy sà xuống chân ruộng vừa gặt.
b.Câu tiếp theo: cổ chim điểm những đốm trắng trông rất đẹp.
c.Câu tiếp theo: Chú nhẩn nha nhặt thóc rơi bên từng gốc rạ.
d.Câu cuối: Thỉnh thoảng, chú cất tiếng gáy “cúc cu... cu” làm cho cánh đồng quê thêm yên ả.