NGẮM TRĂNG
Hồ Chí Minh
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Nam Trân dịch
- Đọc bài thơ “Ngắm trăng” và trả lời các câu hỏi sau:
1. Tìm xuất xứ bài thơ. Bài thơ được viết theo thể gì?
2. Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế nào?
3. Hình ảnh nào nói lên tình cảm gắn bó giữa Bác với trăng?
4. Qua bài thơ, em học được gì ở Bác Hồ?
Advertisements (Quảng cáo)
5. Học thuộc lòng bài thơ.
BÀI LÀM
1. Xuất xứ - Thể thơ:
Từ tháng 8 năm 1942 đến tháng 9 năm 1943, Bác Hồ bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Người bị giải tới giải lui và đầy đọa khắp các nhà ngục ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), phải nếm trải nhiều cay đắng, khổ cực.
Trong thời gian này, Bác có viết tập thơ "Nhật kí trong tù” bằng chữ Hán, gồm có 133 bài. Bài thơ "Ngắm trăng” rút trong tập nhật kí bằng thơ ấy.
Bài thơ "Ngắm trăng” (bản chữ Hán và bản dịch) được viết bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ).
2. Bác Hồ ngắm trăng khi đang bị cùm trói trong nhà ngục tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Bác ngắm trăng qua song sắt cửa ngục.
3. Hai câu thơ 3, 4 nói lên tình cảm gắn bó giữa Bác với vầng trăng:
"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.”
Qua bài thơ "Ngắm trăng”, em học được tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tình yêu thiên nhiên của Bác Hồ.