Trang chủ Lớp 4 Tiếng Việt lớp 4 (sách cũ) Tập làm văn: kể chuyện (kiểm tra viết), Câu 1. Kể một...

Tập làm văn: kể chuyện (kiểm tra viết), Câu 1. Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu. Câu 2. Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt ...

Vẽ trứng - Tập làm văn: kể chuyện (kiểm tra viết). Câu 1. Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu. Câu 2. Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca bằng lời của cậu bé An-đrây-ca. Câu 3. Kể lại câu chuyện "Vua tàu thủy ” Bạch Thái Bưởi bằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa.

gợi ý
Câu 1. Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu.
Câu 2. Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca bằng lời của cậu bé An-đrây-ca.
Câu 3. Kể lại câu chuyện "Vua tàu thủy ” Bạch Thái Bưởi bằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa.

Đề 1.

Advertisements (Quảng cáo)

Bài tham khảo
Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng Cụ tổ bên ngoại của Trừng”, người họ Phạm, húy là Bân, có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh để phụng sự Trần Anh Vương.
Ngài thường đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ lúa gạo. Gặp kẻ tật bệnh cơ khổ, ngài cho ở nhà mình cấp cơm cháo, chữa trị. Dầu bệnh có dầm dề máu mủ, ngài cũng không hề né tránh. Bệnh nhân tới chữa đến khi khỏe mạnh rồi đi. Cứ như vậy, trên giường không lúc nào vắng người.
Bỗng liền năm đói kém, dịch bệnh nổi lên, ngài dựng thêm nhà cho những kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật đến ở, cứu sống hơn ngàn người. Ngài được người đương thời trọng vọng.
Một lần có người gõ cửa, mời gấp:
- Nhà có người đàn bà, bỗng nhiên nguy kịch, máu chảy như xối, mặt mày xanh lét.
Nghe vậy, ngài theo người đó đi ngay. Nhưng ra tới cửa thì gặp sứ giả do vương sai tới, bảo rằng:
- Trong cung có bậc quý nhân bị sốt, vương triệu đến khám.
Ngài nói:
- Bệnh đó không gấp. Nay mệnh sống của người nhà người này chỉ ở trong khoảnh khắc. Tôi hãy cứu họ trước, lát nữa sẽ đến vương phủ.
Quan Trung sứ tức giận nói:
- Phận làm tôi sao được như vậy? Ông định cứu mạng người ta mà không cứu mạng mình chăng?
Ngài đáp:
- Tôi có mắc tội, cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu.
Nói rồi đi cứu người kia. Họ quả được cứu sống. Lát sau ngài đến yết kiến, vương quở trách. Ngài bỏ mũ ra, tạ tội, bày tỏ lòng thành của mình. Vương mừng nói:
- Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót đám con đỏ của ta thật xứng với lòng ta mong mỏi.
Về sau, con cháu của ngài làm quan lương y đến hàm ngũ phẩm, tứ phẩm có tới hai ba vị. Người đời đều khen ngợi họ không để sa sút nghiệp nhà. Hồ Nguyên Trừng (Nam ông mộng lục lưu Đàm - La Sơn soạn dịch, chú giải, Nguyên Dãng Na giới thiệu, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1999) Chú thích: Hồ Nguyên Trừng (1374-1446) con trưởng của Hồ Quý Ly, là quan dưới triều vua cha, từng hăng hái chống giặc Minh xâm lược, bị giặc Minh bắt đem về Trung Quốc. Nhờ có tài chế tạo vũ khí, ông được làm quan trong triều nhà Minh tới chức Thượng thư (tương đương với chức Bộ trưởng ngày nay). Ông qua đời trên đất Trung Quốc. Nam Ông mộng lục là tác phẩm của Hồ Nguyên Trừng viết trong thời gian ở đây.
(1) Trừng: tức Hồ Nguyên Trừng.
(2) Húy: ở đây là tên của người đã chết, thường kiêng không nói đến.
(3) Gia truyền: truyền từ đời này sang đời khác trong phạm vi gia đình.
(4) Thái y lệnh: chức quan trông coi việc chữa bệnh trong cung vua.
(5) Phụng sự: phục vụ hết lòng.
16) Trần Anh Vương tức Trần Anh Tông, làm vua từ năm 1293 đến năm 1314
(Vương: vua; tức cao nhất trong triều đình ngày xưa).
17) Cơ khổ: đói khổ (cơ: đói).
(8) Trọng vọng: hết sức coi trọng và ngưỡng mộ.
(9) Quý nhân: ở đây có nghĩa là người ở bậc cao sang và được tôn kính.
(10) Vương phủ: nơi ở và làm việc của các bậc vua chúa, quý tộc phong kiến xưa.
(11) Trung sứ: một chức quan phục vụ công việc của triều đình.
(12) Tiểu thần: người bề tôi ở bậc nhỏ, thấp, nói theo kiểu nhún nhường.
(13) Chúa thượng: từ dùng để gọi vua chúa một cách tôn kính thời phong kiến.
(14) Yết kiến: ra mắt người bề trên.
(15) Lương y: thầy thuốc giỏi.
(16) Con đỏ: dịch nghĩa hai từ xích tử mà ngày xưa vua chúa dùng để chỉ những người dân thường.
(17) Ngũ phẩm: phẩm hàm bậc năm. Tứ phẩm: phẩm hàm bậc bốn (phẩm: một
hình thức chỉ cấp bậc của quan lại ở thời phong kiến. Có chín bậc phẩm hàm. Cao nhất là nhất phẩm - phẩm hàm bậc nhất. Thấp nhất là cửu phẩm — phẩm hàm bậc chín. Trong mỗi phẩm lại có hai loại: chính, tòng.
Đề 2: Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca bằng lời của cậu bé An-đrây-ca.
Bài tham khảo
Ông tôi đã yên nghỉ lâu rồi nhưng tôi thì cứ nhớ mãi, nhớ về hình ảnh của ông từ những ngày nào. Và có lẽ, nhớ nhất trong tôi là những ngày cuối đời của ông, ngày ấy đã để lại trong lòng tôi một nỗi dằn vặt ray rứt không nguôi.
Hồi ấy, tôi sống với mẹ và ông. Năm tôi lên chín thì ông tôi đã chín mươi sáu tuổi.
Một buổi chiều nọ, ông tôi rất yếu. Ông nói với mẹ tôi:
- Bố khó thở lắm!
Nghe ông nói vậy, mẹ sai tôi đi mua thuốc, còn mẹ ở nhà canh chừng ông. Tôi vội chạy đi ngay nhưng dọc đường gặp mấy đứa bạn ở xóm chơi đá bóng rủ tôi nhập cuộc. Tôi thích quá nên quên hẳn lời mẹ dặn. Những pha bóng quyết liệt đã làm tôi không nhớ đến người ông đang bị bệnh. Chơi bóng một lúc, tôi chợt nhớ đến việc đi mua thuốc cho ông nên liền chạy đến cửa hàng mua thuốc, sau đó tôi chạy một mạch về nhà. Bước vào phòng ông nằm, tôi hoảng hốt thấy mẹ khóc nấc lên. Thì ra ông tôi đã tắt thở. Tôi nghẹn ngào nhìn ông rồi òa lên khóc. Tôi kể lại sự vô tâm của mình cho mẹ nghe. Mẹ an ủi tôi:
- Không, con không có lỗi, chẳng thuốc nào cứu ông được. Ông đã ngừng thở từ khi con ra khỏi nhà.
Nghe mẹ nói thế nhưng tôi luôn dằn vặt trong lòng. Chỉ vì tôi ham mê bóng đá, mua thuốc về chậm nên ông mất. Cả đêm đó, tôi ngồi khóc rấm
rức dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi bây giờ, tôi đã lớn khôn và vẫn luôn tự trách mình:
- Giá như tôi đừng ham chơi, mua thuốc về kịp thì ông tôi còn sống thêm được ít năm nữa.
Dù dằn vặt và nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân mình thì ông tôi cũng không còn sống nữa. Tôi đã rút ra bài học đầu đời thật cay đắng.
ĐỀ 3: Kể lại câu chuyện Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi bằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa.
Bài tham khảo
Tôi là một chủ tàu người Pháp và đã từng có mệnh danh là “Vua tàu thủy” nhưng tôi đã nhường mệnh danh ấy cho một bậc “anh hùng kinh tế” cùng thời. Bậc anh hùng đó là Bạch Thái Bưởi - một con người giàu ý chí và nghị lực. Phẩm chất này đã tôn anh lên ngôi vua mà tôi đã ngưỡng mộ - “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi.
Anh mồ côi cha từ bé, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Nhờ khôi ngô tuấn tú nên đã được nhà họ Bạch nhận làm con nuôi và cho ăn học.
Năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi làm thư kí cho một hãng buôn. Sau một thời gian ngắn, anh đứng ra kinh doanh độc lập. Anh mở tiệm buôn gỗ, buôn ngô, mở tiệm cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ... Có lúc anh mất trắng tay, sản nghiệp không còn nhưng anh không nản chí. Anh tiếp tục làm lại. gây dựng lại cơ nghiệp của mình.
Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải đường thủy vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc.
Thấy vậy, tôi thầm nghĩ:
- Anh ta chỉ sống được non tháng thôi. Khách đâu mà chở ?
Nhưng tôi đã nhầm. Bạch Thái Bưởi cho người đến các bến tàu diễn thuyết. Trên mỗi chiếc tàu, anh đều dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta”. Anh còn treo một cái ống để khách nào đồng tình với anh thì vui lòng bỏ ống tiếp sức cho chủ tàu. Lúc ấy, tôi đã hình dung sự thất bại của mình. Đúng như dự đoán, khách đi tàu tôi mỗi ngày một ít. Lòng yêu nước và tinh thần dân tộc của khách đi tàu đã ủng hộ anh. Khách đi tàu của anh mỗi ngày một đông. Tiền đồng, tiền hào, tiền xu của khách đã tiếp sức ủng hộ anh. Còn tôi thì bị thua lỗ. Cuối cùng tôi phải bán tàu lại cho anh ấy. Anh đã phát triển thịnh vượng hơn. Anh có đến ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ, mỗi chiếc tàu đều mang những cái tên lịch sử như Lạc Long, Hồng Bàng, Trưng Trắc, Trưng Nhị... Anh còn mua nhiều xưởng sửa chữa tàu, mỗi xưởng đều có kĩ sư giỏi trông nom.
Với ý chí vươn lên, Bạch Thái Bưởi nhanh chóng trở thành bậc anh hùng kinh tế. Anh như một vị vua trong giới doanh nhân phục vụ đường biển.
Tôi thật khâm phục ý chí, nghị lực và cách làm việc của anh.
Bài tham khảo
Tôi là Nguyễn Hiền, người làng Dương Miện, tỉnh Hà Nam. Tôi được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở vùng nông thôn, sống vào đời vua Trần Nhân Tông.
Năm lên sáu tuổi, tôi được bố mẹ cho đi học ông thầy trong làng, tôi thích lắm. Học đến đâu, tôi nhớ làu làu đến đó, chỉ đọc bài qua một lần là thuộc ngay. Tôi không những thích học mà còn rất thích thả diều. Có lần, tôi cùng với những đứa trẻ nghèo đi chăn trâu. Chúng tôi tranh thủ đi thả diều và bị thầy giáo thấy được. Hôm sau, thầy giáo gọi tôi để kiểm tra bài. Tôi đọc một hơi rành rọt hơn hai mươi trang sách. Thầy giáo rất ngạc nhiên. Nhưng vì nghèo quá nên tôi được học chẳng bao lâu thì phải nghỉ học. Tôi nhớ lớp, nhớ thầy, khao khát được đi học như các bạn trạc tuổi tôi. Thế là hàng ngày tôi tự học. Những lúc đi chăn trâu, tranh thủ nấp ngoài cửa lớp nghe thầy giáo giảng bài. Tôi đến, đợi các bạn học bài xong tôi mượn vở về học. Tôi cũng đèn sách như ai, nhưng vở của tôi là lưng trâu hay nền cát. Bút là ngón tay, cành cây hoặc mảnh gạch vỡ. Còn đèn tôi dùng để học bài là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Vừa chăn trâu vừa học, vừa thả diều vừa học, nhưng kiến thức của tôi không thua kém gì các bạn được học hành tử tế. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của tôi vẫn bay cao, tiếng sáo diều vẫn vi vút trên bầu trời rộng và xanh thẳm không cùng.
Năm tôi lên mười ba tuổi, nhà vua mở hội khoa thi để chọn người tài. Tôi đâu ngờ rằng mình cũng được dự thi ở kinh đô. Một hôm, tôi cùng các bạn thả diều ngoài đồng, thầy giáo làng tìm tôi và bảo:
- Thầy biết con học giỏi và có chí. Tuy nhà nghèo nhưng con ham học, không nản lòng trước những khó khăn trong cuộc sống. Con hãy tham gia khoa thi ở kinh đô sắp đến. Hãy cố lên để khẳng định sức mình.
Nghe thầy nói thế, tôi rất vui mừng nhưng vẫn còn do dự.
Như hiểu được tâm trạng của tôi, thầy giáo tiếp:
- Thầy hiểu hoàn cảnh của con, thầy sẽ giúp con mọi thứ cần thiết để tham gia cuộc thi này.
Thế là tôi tạm biệt cha mẹ, thầy giáo và bạn bè đi lên kinh đỏ ứng thí. Tôi đã đỗ Trạng Nguyên và được ghi vào sử sách là “Trạng Nguyên trẻ nhất nước Nam”.
Từ ngày thành công đó, tôi muốn nhắn gửi các bạn một điều:
“Có chí thì nên. Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Ý chí và nghị lực sẽ giúp ta thành công trong cuộc sống.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Tiếng Việt lớp 4 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)