Trang chủ Lớp 5 SGK Hoạt động trải nghiệm 5 - Cánh diều Tuần 8 trang 24, 25, 26 Hoạt động trải nghiệm 5 Cánh...

Tuần 8 trang 24, 25, 26 Hoạt động trải nghiệm 5 Cánh diều: Tham gia trò chuyện với thầy cô về những cách kiểm soát cảm xúc hiệu quả trong cuộc sông hàng...

Hướng dẫn giải SHDC, HĐ, HĐTN, SHL, TĐG Tuần 8 trang 24, 25, 26 SGK Hoạt động trải nghiệm 5 Cánh diều. Tham gia trò chuyện với thầy cô về những cách kiểm soát cảm xúc hiệu quả trong cuộc sông hàng

Sinh hoạt dưới cờ (SHDC)

1. Tham gia trò chuyện với thầy cô về những cách kiểm soát cảm xúc hiệu quả trong cuộc sông hàng ngày

2. Chia sẻ những điều em học được sau buổi trò chuyện

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

HS liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập trên.

Answer - Lời giải/Đáp án

1. HS tích cực lắng nghe, tham gia trò chuyện với thầy cô về những cách kiểm soát cảm xúc hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày

- Luôn giữ bình tĩnh, tâm trạng tích cực

- Lắng nghe bản thân trước khi bộc lộ cảm xúc

- Làm chủ suy nghĩ, không khăng khăng cho mình là đúng..

2. HS chia sẻ những điều em học được sau buổi trò chuyện

Sau buổi trò chuyện, em đã được biết thêm các cách kiểm soát cảm xúc trong cuộc sống hàng ngày. Em nhận ra mức độ ảnh hưởng của việc không kiểm soát cảm xúc tốt đối với cuộc sông để học cách điều chỉnh cảm xúc cho phù hợp.


Hoạt động

3. Thiết kế Bí kíp kiểm soát cảm xúc

* Thảo luận xây dựng Bí kíp kiểm soát cảm xúc theo gợi ý

- Xác định các cảm xúc cần kiểm soát

- Nêu những việc làm để kiểm soát cảm xúc

* Thiết kế Bí kíp kiểm soát cảm xúc của em

* Giới thiệu Bí kíp kiểm soát cảm xúc trước lớp

4. Thực hành kiểm soát cảm xúc

* Thảo luận về cách kiểm soát cảm xúc trong các tình huống sau

* Đóng vai thực hành kiểm soát cảm xúc

* Đánh giá về khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân sau khi đóng vai

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

HS liên hệ thực tế và dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập trên

Answer - Lời giải/Đáp án

3. Thiết kế Bí kíp kiểm soát cảm xúc

* Thảo luận xây dựng Bí kíp kiểm soát cảm xúc

- Tức giận: Hít thở sâu, thả lỏng cơ thể. Dành thời gian ngồi yên tĩnh suy nghĩ.

- Buồn bã: Tìm một việc làm yêu thích, chương trình hài,.. quên đi nỗi buồn

- Lo lắng: Chia sẻ với người mình tin tưởng. Động viên, an ủi bản thân

- Vui quá mức: Chia sẻ niềm vui với bạn bè, người thân

* Giới thiệu trước lớp

4. Thực hành kiểm soát cảm xúc

* Thảo luận về cách kiểm soát cảm xúc trong các tình huống sau

- Tình huống 1: Nếu là Lan, em sẽ tránh xa nhóm bạn và tìm nơi yên tĩnh. Em sẽ nghĩ về những điều tích cực và không quan tâm đến những lời chế nhạo. Em sẽ tìm gặp và nói chuyện lịch sự với Xuân.

Advertisements (Quảng cáo)

- Tình huống 2: Nếu là Minh, trước hết em sẽ giữ bình tĩnh và nói chuyện với em bé. Em yêu cầu em không được vẽ trên sách của mình. Nếu em không nghe, em sẽ nhờ sự hỗ trợ của người thân.

- Tình huống 3: Nếu là Long, em sẽ bình tĩnh tìm nơi nào đó an toàn xem xét mình bị thương không, hoặc nhờ sự giúp đỡ của người xung quanh.

* HS tự đóng vai nhân vật thực hành kiểm soát cảm xúc

* Đánh giá về khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân sau khi đóng vai

Em thấy khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân đang ở mức trung bình. Trong một số trường hợp em giữ được bình tĩnh và không có hành động tức thời do cảm xúc gây ra. Nhưng cũng có những trường hợp em đã không kiểm soát được cảm xúc của bản thân. Em thấy mình cần rèn luyện thêm.


Hoạt độngTN

Vận dụng Bí kíp kiểm soát cảm xúc trong cuộc sống hàng ngày

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

HS liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập trên

Answer - Lời giải/Đáp án

HS tự vận dụng Bí kíp kiểm soát cảm xúc trong cuộc sống hàng ngày


Sinh hoạt lớp (SHL)

- Viết những thông điệp về cách kiểm soát cảm xúc của bản thân gửi tới các bạn trong lớp

- Chia sẻ về những điều đã viết và đặt cảm xúc vào góc Giải tỏa cảm xúc

- Thảo luận về cách sử dụng góc Giải tỏa cảm xúc

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

HS liên hệ bản thân kết hợp thông tin sách báo, internet để hoàn thành bài tập trên

Answer - Lời giải/Đáp án

- Viết những thông điệp về cách kiểm soát cảm xúc của bản thân gửi tới các bạn trong lớp

+ Trong mọi trường hợp, luôn giữ bình tĩnh, tránh tức giận

+ Suy nghĩ kĩ trước khi nói, suy nghĩ kĩ trước khi hành động

+ Đừng giữ những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực. Luôn có thái độ tích cực, an ủi, khích lệ bản thân.

+ Hãy chia sẻ với người bạn tin tưởng về những điều làm bạn thấy căng thẳng hoặc tức giận…

- Chia sẻ về những điều đã viết và đặt cảm xúc vào góc Giải tỏa cảm xúc

- HS thảo luận với nhau về cách sử dụng góc Giải tỏa cảm xúc (vận dụng hợp lý trong các tình huống trong cuộc sống)


TĐG

Em tự đánh giá kết quả học được từ chủ đề theo gợi ý:

- Nhận diện sự thay đổi của bản thân thông qua các tư liệu, các sản phẩm được lưu giữ

- Nhận diện khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

HS dựa vào gợi ý tự đánh giả kết quả học được từ chủ đề

Answer - Lời giải/Đáp án

- Hoàn thành tốt: 2/2

- Hoàn thành: 1/2

- Chưa hoàn thành: 0/2

Advertisements (Quảng cáo)