Trang chủ Lớp 5 SGK Hoạt động trải nghiệm 5 - Chân trời sáng tạo Bản 1 Tuần 1 trang 5, 6, 7, 8 Hoạt động trải nghiệm 5...

Tuần 1 trang 5, 6, 7, 8 Hoạt động trải nghiệm 5 Chân trời sáng tạo Bản 1: Tham gia các hoạt động chào năm học mới Chia sẻ cảm xúc của em khi là học sinh lớp...

Hướng dẫn giải SHDC; HĐ 1: CH 1, CH 2; HĐ 2: CH 1, CH 2, CH 3; SHL: CH 1, CH 2 Tuần 1 trang 5, 6, 7, 8 SGK Hoạt động trải nghiệm 5 Chân trời sáng tạo Bản 1. Tham gia các hoạt động chào năm học mới Chia sẻ cảm xúc của em khi là học sinh lớp

Sinh hoạt dưới cờ (SHDC)

1. Tham gia các hoạt động chào năm học mới

2. Chia sẻ cảm xúc của em khi là học sinh lớp 5

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

HS liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập trên. HS tham gia biểu diễn, cổ vũ các tiết mục văn nghệ chào mừng năm học mới và chia sẻ cảm xúc của em khi là học sinh lớp 5.

Answer - Lời giải/Đáp án

1. HS tích cực tham gia biểu diễn, cổ vũ các tiết mục văn nghệ (hát, nhảy dân vũ, múa, diễn kịch,..) của các khối lớp chào mừng năm học mới.

2. Chia sẻ cảm xúc của em:

Em cảm thấy rất vui khi mình đã là học sinh lớp 5, em thấy mình ngày càng trưởng thành và chững chạc hơn. Em rất háo hức nhưng cũng có phần lo lắng vì đây là năm cuối cấp, em sẽ cố gắng rèn luyện để đạt kết quả tốt nhất trong năm học này.


Hoạt động 1 Câu hỏi 1

Chia sẻ về cảm xúc của em trong những ngày qua

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

HS liên hệ bản thân chia sẻ cảm xúc của bản thân trong 7 ngày qua (vui vẻ, buồn bã, tức giận, sợ hãi, lo lắng).

Answer - Lời giải/Đáp án

Cảm xúc

Ngày thứ nhất

Ngày thứ hai

Ngày thứ ba

Ngày thứ tư

Ngày thứ năm

Ngày thứ sáu

Ngày thứ bảy (hiện tại)

Vui vẻ

ü

ü

ü

ü

ü

ü

ü

Buồn bã

Tức giận

Sợ hãi

Lo lắng

ü

ü


Hoạt động 1 Câu hỏi 2

Trao đổi về cảm xúc của em trong những ngày qua

- Cảm xúc em có nhiều nhất

- Cảm xúc em có ít nhất

- Cảm xúc ảnh hưởng đến cuộc sống của em

- Cảm xúc mà em cần kiểm soát

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

HS liên hệ bản thân trao đổi về cảm xúc của bản thân trong những ngày qua.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Cảm xúc em có nhiều nhất: vui vẻ, tự hào

- Cảm xúc em có ít nhất: buồn bã, sợ hãi

- Cảm xúc ảnh hưởng đến cuộc sống của em: vui vẻ

- Cảm xúc mà em cần kiểm soát: tức giận


Hoạt động 2 Câu hỏi 1

Trao đổi về những tình huống mà em không kiểm soát được cảm xúc.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Advertisements (Quảng cáo)

- Tình huống khiến em không kiểm soát được cảm xúc

- Lời nói, việc làm của em và những người tham gia

- Hậu quả của việc em không kiểm soát được cảm xúc trong tình huống đó.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Tình huống khiến em không kiểm soát được cảm xúc: khi em trai em làm rách quyển truyện tranh mà em yêu thích em đã rất tức giận.

- Lời nói, việc làm của em và những người tham gia: em mắng em trai mình rằng: “em chẳng được tích sự gì cả”, em trai em không nói gì chỉ cúi đầu.

- Hậu quả của việc em không kiểm soát được cảm xúc trong tình huống đó: em đã làm tổn thương em trai, em trai đã khóc rất nhiều và sợ em nên không chia sẻ mọi chuyện với em như mọi ngày nữa.


Hoạt động 2 Câu hỏi 2

Chia sẻ về những tình huống mà em kiểm soát được cảm xúc

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Diễn biến của tình huống

- Lời nói việc làm của em và những người tham gia

- Kết quả của việc em kiểm soát được cảm xúc.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Diễn biến của tình huống: Trang làm rách một trang sách của em

- Lời nói việc làm của em và những người tham gia: Trang đã nói với em: “Xin lỗi bạn! Thật sự tớ không cố ý”, em mỉm cười và đáp lại Trang: “Không sao! Bạn cho tớ mượn cuộn băng dính, tớ có thể gắn lại được”.

- Kết quả của việc em kiểm soát được cảm xúc: Trang cảm thấy nhẹ lòng hơn, em và bạn có thể trò chuyện vui vẻ với nhau.


Hoạt động 2 Câu hỏi 3

Tự đánh giá khả năng kiểm soát cảm xúc của em.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Kiểm soát được cảm xúc: Thường xuyên/ Thi thoảng/ Hiếm khi.

- Không kiểm soát được cảm xúc: Thường xuyên/ Thi thoảng/ Hiếm khi.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Kiểm soát được cảm xúc: Thường xuyên

- Không kiểm soát được cảm xúc: Thi thoảng


Sinh hoạt lớp (SHL) Câu hỏi 1

Thảo luận về chủ đề năm học của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Thiếu nhi Việt Nam chăm ngoan học tốt, tiếp bước cha anh.

- Thiếu nhi Việt Nam học tập tốt rèn luyện chăm.

- ...

Answer - Lời giải/Đáp án

- Thiếu nhi Việt Nam chăm ngoan học tốt, tiếp bước cha anh.

- Thiếu nhi Việt Nam học tập tốt rèn luyện chăm.

- Thiếu nhi Việt Nam làm nghìn việc tốt, tiến bước lên Đoàn


Sinh hoạt lớp (SHL) Câu hỏi 2

Đăng kí học tập, làm theo các chương trình rèn luyện củaĐội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Xây dựng tình bạn đẹp

- Đọc và làm theo báo Đội

- Tham gia và tuyên truyền giao thông an toàn

- Chi đội 3 tốt

- ...

Answer - Lời giải/Đáp án

- Xây dựng tình bạn đẹp

- Đọc và làm theo báo Đội

- Tham gia và tuyên truyền giao thông an toàn

- Chi đội 3 tốt

- Kính yêu Bác Hồ và hiểu biết truyền thống.

- Rèn luyện đạo đức, nếp sống và hiểu biết pháp luật.

- Thi đua học tập, tìm hiểu khoa học.

- Rèn luyện sức khỏe và kỹ năng.

- Yêu Sao, yêu Đội, tiến bước lên Đoàn.