Sinh hoạt dưới cờ (SHDC) Câu hỏi 1
Trao đổi với khách mời về chủ đề phòng chống hỏa hoạn.
HS lắng nghe khách mời nói chuyện về chủ đề phòng chống hỏa hoạn và tích cực tham gia trao đổi về chủ đề này, HS ghi nhớ những biện pháp phòng chống hỏa hoạn sau khi dự tiết sinh hoạt dưới cờ về chủ đề phòng chống hỏa hoạn.
HS lắng nghe và trao đổi với khách mời về chủ đề phòng chống hỏa hoạn.
Sinh hoạt dưới cờ (SHDC) Câu hỏi 2
Ghi nhớ những biện pháp phòng chống hỏa hoạn.
HS lắng nghe khách mời nói chuyện về chủ đề phòng chống hỏa hoạn và tích cực tham gia trao đổi về chủ đề này, HS ghi nhớ những biện pháp phòng chống hỏa hoạn sau khi dự tiết sinh hoạt dưới cờ về chủ đề phòng chống hỏa hoạn.
1. Những biện pháp phòng chống hỏa hoạn:
- Lắp đặt hệ thống điện an toàn.
- Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.
- Hạn chế sử dụng các vật liệu dễ cháy.
- Trang bị bình chữa cháy xách tay và sử dụng thành thạo
- Dọn dẹp nhà cửa, kho xưởng gọn gàng.
- Cấm hút thuốc lá trong nhà, khu vực nguy hiểm cháy nổ.
Hoạt động 6 Câu hỏi 1
Chơi trò chơi “Bức tranh bí ẩn”
- Mỗi nhóm chọn một mảnh ghép để trả lời câu hỏi có nội dung về phòng chống hoả hoạn;
- Hướng dẫn giải đúng câu hỏi của mỗi mảnh ghép thì một phần hình ảnh của tranh chủ đề sẽ được mở ra;
- Các nhóm có thể đoán luôn tranh chủ đề sau khi mở mảnh ghép thứ hai;
- Nhóm nào đoán được nhiều mảnh ghép hoặc đoán đúng tranh chủ đề sẽ thắng cuộc.
HS thực hiện trò chơi trên lớp cùng các bạn
Hoạt động 6 Câu hỏi 2
Thảo luận với bạn về ý nghĩa của tranh chủ đề
- Mỗi nhóm chọn một mảnh ghép để trả lời câu hỏi có nội dung về phòng chống hoả hoạn;
- Trả lời đúng câu hỏi của mỗi mảnh ghép thì một phần hình ảnh của tranh chủ đề sẽ được mở ra;
- Các nhóm có thể đoán luôn tranh chủ đề sau khi mở mảnh ghép thứ hai;
- Nhóm nào đoán được nhiều mảnh ghép hoặc đoán đúng tranh chủ đề sẽ thắng cuộc.
Ý nghĩa của tranh chủ đề: Thông qua những bức tranh chủ đề, chúng ta có thể nhận biết được những cách để phòng chống hoả hoạn
Hoạt động 7 Câu hỏi 1
Nêu những nguyên nhân gây hoả hoạn được thể hiện trong các tranh sau:
Advertisements (Quảng cáo)
HS quan sát tranh và nêu những nguyên nhân gây hoả hoạn được thể hiện trong các tranh.
Hình 1: Để chất dễ cháy nổ như xăng, dầu ở gần nguồn lửa
Hình 2: Chập điện (do ổ cắm hoặc phích cắm điện bị hư hỏng...)
Hình 3: Gọi điện thoại ở khu vực có chất dễ cháy nổ như cửa hàng xăng dầu
Hình 4: Đốt củi khô, lá khô trong rừng
Hoạt động 7 Câu hỏi 2
Kể thêm những nguyên nhân gây hoả hoạn khác.
HS suy nghĩ và kể thêm những nguyên nhân gây hoả hoạn khác mà em biết.
Những nguyên nhân gây hoả hoạn khác:
- Bão, lốc có thể làm đổ cây, cột điện, gây chập điện
- Thả đèn trời, đốt pháo hoa, đốt lửa trại không đúng cách có thể gây ra hỏa hoạn
- Bất cẩn khi thắp hương, đốt nến, đốt vàng mã.
- Cháy nổ bình gas, xăng dầu do rò rỉ, sử dụng không đúng cách
- Cháy nổ xe máy, ô tô do chập điện, lỗi kỹ thuật hoặc tai nạn.
- Tò mò nghịch các thiết bị điện.
Sinh hoạt lớp (SHL) Câu hỏi 1
Tham gia diễn tập phản ứng nhanh khi có chuông báo cháy.
- Quan sát lớp học, những khu vực có biển báo "EXIT” (lối thoát) và "Khu vực an toàn”;
- Lắng nghe tiếng chuông, khi tiếng chuông vang lên, nhanh chóng tìm khu vực có biển báo "EXIT” gần nhất để di chuyển ra bên ngoài;
- Chú ý quan sát khi di chuyển và phải đảm bảo di chuyển nhanh, đúng quy định để đến được nơi an toàn.
HS tham gia diễn tập phản ứng nhanh khi có chuông báo cháy:
- Quan sát lớp học, những khu vực có biển báo "EXIT” (lối thoát) và "Khu vực an toàn”;
- Lắng nghe tiếng chuông, khi tiếng chuông vang lên, nhanh chóng tìm khu vực có biển báo "EXIT” gần nhất để di chuyển ra bên ngoài;
- Chú ý quan sát khi di chuyển và phải đảm bảo di chuyển nhanh, đúng quy định để đến được nơi an toàn.
HS tham gia diễn tập phản ứng nhanh khi có chuông báo cháy.
Sinh hoạt lớp (SHL) Câu hỏi 2
Nêu những điều học được sau diễn tập.
HS liên hệ bản thân nêu những điều học được sau diễn tập.
Sau buổi diễn tập, em học được những kỹ năng phản ứng khi xảy ra hoả hoạn, cách xử lý trước các tình huống hoả hoạn để bảo vệ an toàn cho mình và những người xung quanh.