Trang chủ Lớp 5 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - Kết nối tri thức Bài 6: Ngôi sao sân cỏ VBT Tiếng Việt 5 tập 1...

Bài 6: Ngôi sao sân cỏ VBT Tiếng Việt 5 tập 1 Kết nối tri thức: Bản báo cáo viết về điều gì?...

Em đọc kĩ bản báo cáo và trả lời câu hỏi. Soạn Viết: 1, 2; ĐMR: 1, 2, Vận dụng - Bài 6: Ngôi sao sân cỏ VBT Tiếng Việt 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 3. Thế giới tuổi thơ. Đọc bản báo cáo ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 33) và trả lời câu hỏi...

Viết 1

a. Bản báo cáo viết về điều gì?

………………………………………………………………………………………………….

b. Bản báo cáo được gửi cho ai? Ai là người viết báo cáo đó?

- Bản báo cáo được gửi cho…………………………………………………………………….

- Người viết báo cáo: …………………………………………………………………………

c. Nêu thông tin của mỗi phần trong báo cáo.

Phần đầu:.................................................................................................................................

……………………………………………………………………………………………….

Phần chính:................................................................................................................................

……………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

Phần cuối:................................................................................................................................

……………………………………………………………………………………………….

d. Nhận xét về cách thức trình bày của từng phần trong văn bản báo cáo.

Phần

Cách thức trình bày

Về hình thức

Về nội dung

Phần đầu

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

Phần chính

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

Phần cuối

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đọc kĩ bản báo cáo và trả lời câu hỏi

Answer - Lời giải/Đáp án

a. Bài báo cáo viết về hoạt động tháng 9 của tổ 1, lớp 5C, Trường tiểu học Kim Đồng

b.

- Bản báo cáo được gửi cho: cô giáo chủ nhiệm lớp 5C

- Người viết báo cáo: tổ trưởng Nguyễn Đức Việt

c.

- Phần đầu:

+ Quốc hiệu, tiêu ngữ: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.

+ Địa điểm và thời gian: Sa Pa, ngày 30 tháng 9 năm 2024.

+ Tiêu đề báo cáo: Hoạt động tháng 9 của tổ 1, lớp 5C, Trường tiểu học Kim Đồng.

+ Lời kính gửi: Kính gửi cô giáo chủ nhiệm lớp 5C.

- Phần chính:

+ Về học tập:

  • Tất cả thành viên của tổ 1 tích cực học tập, hăng hái phát biểu ý kiến trong nhóm, trước lớp.
  • Một số bạn được tuyên dương trong học tập:
    • Nguyễn Đức Việt: Có cách giải bài tập thông minh (môn Toán).
    • Hoàng Hà Phương: Viết bài văn kể chuyện có chi tiết sáng tạo thú vị (môn Tiếng Việt).
    • Trần Nhật Anh: Lập sơ đồ tư duy khoa học, đẹp mắt (môn Khoa học).

+ Về việc thực hiện nội quy của trường, lớp:

  • Hầu hết các bạn trong tổ đi học đầy đủ, đúng giờ; chỉ có 1 bạn nghỉ học 3 ngày vì bị ốm (bạn Phạm Thị Thanh Hương).
  • Cả tổ thực hiện nghiêm túc việc giữ gìn sạch sẽ lớp học, sân trường, bỏ rác đúng nơi quy định.
  • Vẫn còn hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học.

+ Về các hoạt động khác:

  • Hát đơn ca trong liên hoan văn nghệ chào mừng ngày khai trường: bạn Nguyễn Chi Mai.
  • Giới thiệu cuốn sách hay trong giờ sinh hoạt lớp: bạn Lê Gia Bách.

- Phần cuối: Kí tên người viết báo cáo

d.

Phần

Cách thức trình bày

Về hình thức

Về nội dung

Phần đầu

Quốc hiệu và tiêu ngữ được đặt ở vị trí đầu tiên, nổi bật, thể hiện tính trang trọng.

Địa điểm, thời gian, và tiêu đề báo cáo được ghi rõ ràng, cụ thể.

Lời kính gửi được viết trang trọng, phù hợp với văn phong báo cáo.

Bao gồm quốc hiệu, tiêu ngữ, địa điểm, thời gian, tiêu đề báo cáo và lời kính gửi.

Các yếu tố này đều đầy đủ và đúng quy định, giúp xác định rõ nguồn gốc và mục đích của báo cáo.

Phần chính

- Sử dụng bảng biểu để trình bày tên, thành tích và môn học, giúp thông tin dễ theo dõi và rõ ràng.

- Cách trình bày gọn gàng, rõ ràng, dễ theo dõi.

- Thông tin ngắn gọn, rõ ràng, đủ để người đọc nắm bắt được hoạt động cụ thể và người thực hiện.

- Nêu bật sự cố gắng của các thành viên trong tổ trong học tập và những thành tích nổi bật của từng cá nhân.

- Chi tiết thành tích của các bạn học sinh được trình bày rõ ràng, cụ thể, với ví dụ cụ thể về môn học và thành tích đạt được.

- Đánh giá tổng quan về việc tuân thủ nội quy, nêu rõ những điểm tích cực và cả những điểm cần cải thiện.

- Cung cấp thông tin cụ thể về lý do vắng học của học sinh.

- Nêu bật những hoạt động ngoại khóa, văn nghệ và giới thiệu sách mà các thành viên tổ đã tham gia.

Phần cuối

Ký tên rõ ràng, có cả chức danh, tạo sự tin cậy và trang trọng cho báo cáo.

Cung cấp thông tin về người viết báo cáo, bao gồm tên và chức vụ.


Advertisements (Quảng cáo)

Viết 2

Dựa vào gợi ý ở bài tập 2 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 34), nêu những điểm cần lưu ý khi viết báo cáo công việc.

Trước khi viết:.............................................................................................................................

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Trong khi viết:...........................................................................................................................

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Sau khi viết:..............................................................................................................................

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em áp dụng kiến thức về viết báo cáo trong trong bài học tập làm văn để làm bài

Answer - Lời giải/Đáp án

- Trước khi viết báo cáo:

+ Xác định mục tiêu và đối tượng của báo cáo. Báo cáo cho ai? Báo cáo để làm gì?

+ Thu thập thông tin và dữ liệu cần thiết, liên quan đến bài báo cáo

+ Lập kế hoạch cấu trúc báo cáo, bao gồm mấy phần? Đó là những phần nào?

- Trong khi viết:

+ Giữ văn phong trang trọng và lịch sự: Sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, tránh lỗi chính tả và ngữ pháp. Văn phong nên rõ ràng, dễ hiểu.

+ Sắp xếp thông tin logic và dễ hiểu: Trình bày thông tin theo thứ tự hợp lý, có thể sử dụng bảng biểu để làm rõ thông tin, cung cấp ví dụ minh họa để thông tin được làm sáng tỏ

+ Đảm bảo tính chính xác và trung thực: Các thông tin cần được kiểm chứng và đảm bảo chính xác, tránh gây hiểu lầm.

- Sau khi viết báo cáo:

+ Đọc lại và chỉnh sửa:

  • Kiểm tra lại toàn bộ nội dung báo cáo để phát hiện và sửa lỗi chính tả, ngữ pháp, và định dạng.
  • Đảm bảo rằng các thông tin được trình bày rõ ràng và mạch lạc.

+ Đảm bảo tuân thủ quy định hình thức: Kiểm tra lại các yếu tố hình thức như quốc hiệu, tiêu ngữ, thời gian, địa điểm, tiêu đề, và chữ ký để đảm bảo đúng quy định.

+ Đánh giá lại nội dung và độ dài: Xem xét lại để chắc chắn rằng báo cáo không quá dài hoặc quá ngắn, mà vừa đủ để truyền đạt đầy đủ thông tin cần thiết.

+ Chuẩn bị cho việc trình bày hoặc nộp báo cáo: Nếu báo cáo cần được trình bày trực tiếp, hãy chuẩn bị kỹ lưỡng để trả lời các câu hỏi có thể phát sinh.


ĐMR 1

Đọc bài thơ viết về trẻ em và viết phiếu đọc sách.

Phiếu đọc sách

Tên bài thơ:...........................................................................................................................

Tác giả:..........................................................

Ngày đọc:......................................................

Nội dung bài thơ:....................................................................................................................

………………………………………………………………………………………………

Những câu thơ hay hoặc những hình ảnh thơ đẹp:.................................................................

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ:.....................................................................

………………………………………………………………………………………………

Mức độ yêu thích:

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đọc bài thơ và tìm những thông tin thích hợp để điền vào phiếu

Answer - Lời giải/Đáp án

Phiếu đọc sách

Tên bài thơ: Chuyện cổ tích về loài người

Tác giả: Xuân Quỳnh

Ngày đọc: 01/10/2024

Nội dung bài thơ: Bài thơ kể về quá trình con người lớn lên và trưởng thành. Tác giả đã dùng hình ảnh của những câu chuyện cổ tích để nói về sự hình thành và phát triển của tình cảm, trí tuệ và nhân cách của con người từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành.

Những câu thơ hay hoặc những hình ảnh thơ đẹp:

- "Cây thì có lá, sông có nguồn”

- "Người thì có mẹ có cha”

Suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ: Bài thơ gợi lên những hình ảnh đẹp đẽ về tình yêu thương và sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái. Những câu chuyện cổ tích được lồng ghép vào thơ làm tăng thêm sự gần gũi, thân quen và xúc động. Bài thơ nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của gia đình và tình yêu thương trong cuộc sống.

Mức độ yêu thích: ⭐⭐⭐⭐⭐


ĐMR 2

Ghi những điều em muốn trao đổi với bạn về bài thơ đã đọc.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em chọn những điều thấy ấn tượng và ghi lại.

Answer - Lời giải/Đáp án

Em sẽ chia sẻ với bạn rằng "Chuyện cổ tích về loài người” không chỉ là câu chuyện về sự trưởng thành mà còn là bài học về cuộc sống và hạnh phúc. Tình yêu, gia đình, và sự yêu thương là những yếu tố cốt lõi mang lại hạnh phúc cho con người.


Vận dụng

Tìm câu chuyện hoặc bài báo viết về môn thể thao hoặc vận động viên mà em yêu thích. Ghi lại thông tin của câu chuyện hoặc bài báo đó.

- Tên câu chuyện hoặc bài báo:...................................................................................................

- Tác giả:......................................................................................................................................

- Môn thể thao:............................................................................................................................

- Suy nghĩ, cảm xúc của em về câu chuyện hoặc bài báo đã đọc:...............................................

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em tìm những câu chuyện hoặc bài báo đã đọc và làm bài.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Tên câu chuyện hoặc bài báo: Tất tần tật về người không phổi

- Tác giả: Frank Lampard

- Môn thể thao: Bóng đá

- Vận động viên: Frank Lampard

- Suy nghĩ, cảm xúc của em về câu chuyện: Frank Lampard là một ví dụ tiêu biểu về một cầu thủ vĩ đại không chỉ trên sân cỏ mà còn trong cách anh hành xử và cống hiến cho bóng đá. Em rất ngưỡng mộ khi biết đến câu chuyện về cầu thủ được mệnh danh là “người không phổi” này

Advertisements (Quảng cáo)