Trang chủ Lớp 6 Ngữ văn lớp 6 Luyện tập bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự...

Luyện tập bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự trang 45 SGK Văn 6, Bài 2: Đọc lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh và Sự tích Hồ Gươm xem...

Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự – Luyện tập bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự trang 45 SGK Văn 6. Bài 2: Đọc lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh và Sự tích Hồ Gươm xem cách mở bài đã giới thiệu rõ câu chuyện sắp xảy ra chưa và kết thúc bài đã kết thúc câu chuyện như thế nào?

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 1: Đọc truyện Phần thưởng trong SGK và trả lời các câu hỏi:

a)    Cliủ đề của truyện này nhằm biểu dương và chế giễu điều gì? Sự việc nào thể hiện tậỊ. trung cho chủ đề? Hãy gạch chân dưới những câu văn thẻ hiện sự việc đó.

b)   Hãy chỉ ra ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.

c)   Truyện này với truyện Tuệ Tĩnh có gì giông nhau về bô’ cục và khác nhau về chủ đề?

d)   Sự việc trong thân bài thú vị ở chỗ nào?

a)    Chủ đề: Truyện ca ngợi trí thông minh và lòng trung thành với vua của người nông dân đồng thời chế giễu tính tham lam, cậy quyền thế của viên quan nọ. Chủ đề thể hiện tập trung ở việc người nông dân xin thưởng 50 roi và đề nghị chia đều phần thưởng đó. Câu văn thể hiện sự việc: “Vậy xin bệ hạ hãy thưởng cho mỗi người hai mươi lăm roi”

b)   Ba phần của truyện:

–  Mở bài: câu 1

–  Thân bài: Các câu tiếp theo

–  Kết bài: Câu cuối cùng.

c)  So sánh với truyện Tuệ Tĩnh:

*  Giống nhau:

–  Kể theo trật tự thời gian.

–  Có ba phần rõ rệt.

–  ít hành động, nhiều đối thoại.

–  Sự việc ở hai truyện đều có kịch tính, có bất ngờ.

–  Kết bài ở cả hai truyện đều hay.

*  Khác nhau:

–    Mở bài Tuệ Tĩnh nói rõ ngay chủ đề. Mở bài Phần thưởng chỉ giới thiệu tình huống.

–   Truyện Tuệ Tĩnh bất ngờ ở đầu truyện. Truyện Phần thưởng bất ngờ ở cuối truyện.

d)   Sự việc trong thân bài thú vị ở chỗ: Lời cầu xin phần thưởng lạ lùng và kết thúc bất ngờ, ngoài dự kiến của tên quan và người đọc, nhưng nói lên sự thông minh, tự tin, hóm hỉnh của người nông dân.

Bài 2: Đọc lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh và Sự tích Hồ Gươm xem cách mở bài đã giới thiệu rõ câu chuyện sắp xảy ra chưa và kết thúc bài đã kết thúc câu chuyện như thế nào?

–  Phần mở bài:

+ Trong Sơn Tinh, Thủy Tinh: Nêu tình huông (chưa giới thiệu rõ câu chuyện sắp xảy ra, chỉ mới nói tới việc vua Hùng chuẩn bị kén rể).

+ Trong Sự tích Hồ Gươm cũng nêu tình huống, nhưng dẫn giải dài (đã giới thiệu rõ hơn cái ý cho mượn gươm).

–  Phần kết thúc:

+ Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh: nêu sự việc tiếp diễn.

+ Truyện Sự tích Hồ Gươm: Nêu sự việc kết thúc.