Trang chủ Lớp 6 Ngữ văn lớp 6 (sách cũ) Luyện tập bài Lượm trang 77 SGK Văn 6, Bài 2: Kể...

Luyện tập bài Lượm trang 77 SGK Văn 6, Bài 2: Kể chuyện chú bé Lượm dựa vào bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu. Bài 3: Suy nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Lượm của Tố Hữu....

Lượm - Tố Hữu - Luyện tập bài Lượm trang 77 SGK Văn 6. Bài 2: Kể chuyện chú bé Lượm dựa vào bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu. Bài 3: Suy nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Lượm của Tố Hữu.

Bài 1. Viết một đoạn văn ngắn khoảng mười dòng miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.

Tham khảo đoạn văn sau:

Trận đánh diễn ra ác liệt. Lượm được giao nhiệm vụ đưa thượng khẩn. Chú bé cẩn thận bỏ thư vào sắc, vắt chéo ngực rồi chạy Iihư bay trong làn lửa đạn đang vèo vèo trên đầu. Phía bên kia, kẻ thù đã chĩa nồng súng theo chiếc mũ ca lô đung nhấp nhô giữa dồng. Bỗng một tiếng nổ vang trời, Lượm đã ngã xuống. Chú bé hi sinh trên cánh đổng quê hương, tay còn nắm chặt bông lúa. Hương thơm của lúa non trở thành cái nôi êm ru Lượììi vào giấc ngủ vĩnh hằng.

Bài 2: Kể chuyện chú bé Lượm dựa vào bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu.

Bài làm tham khảo

Ngày Huế bắt đầu kháng chiến, tôi có dịp trở về quê hương yêu dấu. Trong lần về quê ấy, tôi đã tình cờ gặp và quen một chú bé liên lạc đáng yêu có cái tên rất giản dị - Chú bé Lượm ở phố Hàng Bè.

Lượm đã để lại cho tôi những ấn tượng rất thú vị ngay từ giây phút đầu tiên. Đó là một chú bé nhỏ nhắn, lúc nào bên hông cũng có cái xắc xinh xinh đựng công văn, giấy tờ cần chuyên. Cái mũ ca lô rất xinh được chú bé tinh nghịch đội lộch sang một bên. Chú còn gây ấn tượng đối với tôi bằng sự vui vẻ, hồn nhiên với những điệu sáo miệng rất vang, với bước chân nhanh nhẹn. Tòi hình dung chú như một con chim chích nhỏ bay giữa cánh đồng quê. Chú vui vẻ kể cho tôi về công việc của mình.

-  Cháu đi liên lạc vui lắm. Ở đồn Mang Cá, cháu thấy thích hơn cả ở nhà.

Nói rồi cháu lại cười híp mí, cái cười hồn nhiên, vui vẻ làm đôi má đỏ màu bổ quân, thật đáng yêu. Tinh nghịch, cháu gọi tòi là đồng chí, chào tôi và đi xa dần trên con đường chuyển công văn.

Tôi đi kháng chiến mang theo nỗi nhớ quê hương và cả nỗi nhớ chú bé liên lạc đáng yêu ấy, lòng vẫn thầm mong ngày độc lập, tôi trở về gặp lại người thân và cả bé Lượm hồn nhiên ngày nào. Nhưng mong ước ấy chưa thành hiện thực và thật đau đớn khi nghe tin về Lượm. Chú đã hi sinh trên đường đi liên lạc Một người bạn ké tôi nghe về sự hi sinh của Lượm giọng rưng rưng xúc động:

-   Hôm ấy cũng như mọi ngày, nhận thư “Thượng khẩn” chú bé bỏ ngay vào xắc. Phải vượt qua mặt trận lúc đang có chiến sự thật nguy hiểm nhưng vì nhiệm vụ, Lượm không sợ hiểm nguy, chú vui vẻ lên đường. Qua con đường làng, đến cánh đồng chú bé đi giữa bạt ngàn lúa đang thì trỗ đòng đòng, chiếc mũ ca lô nhấp nhó lúc ẩn, lúc hiện giữa bạt ngàn lúa. Nhưng rồi thật đột ngột, thật bất ngờế “Bỗng loè chớp lửa” viên đạn của kẻ thù đã trúng vào chú bé. Dòng máu đỏ từ ngực chú loang dần, loang dần tấm áo mỏng. Lượm ngã xuống trên cánh đồng quê hương, tay chú vẫn nắm chặt những bông lúa còn thơm mùi sữa. Lượm hy sinh trên đường đi liên lạc, ngay trên đồng lúa quê hương. Kể đến đây người bạn tôi nghẹn lại, mắt rưng rưng, tim tôi cũng như có ai bóp chặt. Đau đớn, xót xa thương Lượm, căm thù kẻ xâm lược. Giá không có chiến tranh không bom đạn thì chú bé hồn nhiên ấy đang được vui chơi, đang được học hành, được chăm sóc trong vòng tay yêu thương. Đất nước khói lửa, chú phải cùng cha anh chiến đấu vì bom đạn kẻ thù đã không buông tha ngay cả một chú bé„ Lượm của chúng ta đã anh dũng hi sinh, hiến dâng tuổi trẻ của mình cho đất nước. Nhưng các bạn cũng như tôi, chúng ta đều biết rằng, sự hi sinh của Lượm không vô nghĩa, chú ngã xuống trên cánh đồng quê, quê hương thân yêu ôm ấp, vỗ về giấc ngủ bình yên. Và hơn thế, người dân xứ Huế quê tôi không quên chú, thường nhắc về chú với tình yêu thương và niềm tự hào. Lượm hi sinh nhưng hồn chú vẫn “bay giữa đồng”, bay giữa quê hương để đón ngày hoà bình.

Câu chuyện về Lượm tôi kể cho các bạn nghe chỉ là một trong vô vàn những câu chuyện cảm động về thiếu niên Việt Nam anh hùng. Nhưng câu chuyện về Lượm góp phần làm sáng thêm tên tuổi thế hệ trẻ Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Và với tôi kỷ niệm về Lượm, ấn tượng về Lượm còn đẹp mãi.

Bài 3: Suy nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Lượm của Tố Hữu.

Bài làm tham khảo

Viết về thiếu nhi là một mảng để tài lớn trong văn học Việt Nam qua các thời kỳ. Những trang viết về các em bao giờ cũng hồn nhiên, vui vẻ nhưng cũng hết sức sâu sắc và gây xúc động mạnh. Lượm của Tố Hữu là một tác phẩm như thế.

Bài thơ giàu yếu tố tự sự đã kể về cuộc đời ngắn ngủi nhưng rất đẹp của chú bé liên lạc, hồn nhiên, nhí nhanh, yêu đời, dũng cảm đã ngã xuống để bảo vệ sự bình yên cho chính mảnh đất quê hương mình. Hình ảnh nhân vật Lượm xuyên suốt trong bài thơ.

Trong nãm khổ thơ đầu, bằng cái nhìn trìu mến thân thương, tác giả đã miêu tả một chú bé rất đáng yêu.

Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoãn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng...

Nhắc đến Lượm, người đọc nhớ đến hai khổ thơ này, bởi đây là hai khổ thơ đầy ấn tượng về một chú bé liên lạc nhỏ nhắn, xinh xinh, nhanh nhẹn hồn nhiên nhí nhảnh vui tươi. Những từ láy loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh được dùng rất gợi hình gợi cảm, cùng với thể thơ bốn chữ và nhịp thơ nhanh, tạo âm hưởng vui tươi, nhí nhảnh rất phù hợp với một chú bé Lượm. Một hình ảnh so sánh đẹp như con chim chích... nhảy trên đường vàng... gợi lên trước mắt chúng ta một chú bé hổn nhiên yêu đời. Thật thú vị! Nhà thơ Lê Đức Thọ cũng có bài thơ “Em bé liên lạc” ông cũng hình dung em như một con chim non vui tươi ở những câu kết. Ngày mai trên quãng đường trường Có em bé lại dẫn đường bên anh Miộng cười chân bước nhanh nhanh Như con chim nhỏ trên cành vui tươi.

Có lẽ không còn hình ảnh nào có thể thay thế cho được hình ảnh con chim nhỏ và chỉ có hình ảnh này mới thể hiện được vẻ đẹp trẻ thơ của chú bé liên lạc.

Bao trùm lên tất cả là cái tình của nhà thơ, cái nhìn trìu mếm, thân thương của tác giả đối với chú bé. Phải yêu quý Lượm lắm thì mới miêu tả Lượm hay đến như vậy! Người đọc yêu biết bao cái híp mí, má đỏ bồ quân của chú, nhưng càng yêu hơn niềm vui được tham gia kháng chiến của chú bé.

Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà!

Advertisements (Quảng cáo)

Nhà thơ miêu tả Lượm vui như con chim sổ lồng. Cái ý đi làm liên lạc thích hơn ở nhà, đúng là niềm vui của con chim sổ lồng. Đó là niểm vui chung của cả thế hệ trẻ sau Cách mạng tháng Tám, chứ không riêng gì của chú bé Lượm.

Đáng yêu hơn là tiếng chào: Thôi chào đồng chí vòra tinh nghịch dí dỏm, lại vừa đứng đắn nghiêm trang, bởi em đã tham gia kháng chiến như mọi người, như chú của em vậy. Trong tiếng chào ấy ta thấy vang lên một niềm tự hào kiêu hãnh rất trẻ con, và rất đáng yêu của Lượm.

An tượng của cuộc gặp gỡ vân giữ nguyên vẹn nét đẹp đẽ, vui tươi ấm áp trong lòng tác giả, thì bỗng nhiên có tin Lượm hy sinh. Câu thơ bốn tiếng được ngắt làm hai dòng, bị gãy đôi như một tiếng nấc.

Ra thế Lượm ơi!

Đó là nỗi sửng sốt, xúc động đến nghẹn ngào. Và nhà thơ hình dung ngay ra cảnh tượng chú bé hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ.

Một hôm nào đó Như bao hôm nào Chú đồng chí nhỏ Bỏ thư vào bao Vụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo Thư đề “thượng khẩn”

Sợ chi hiểm nghèo?

Để rồi lại nghẹn ngào gọi em một lần nữa:

Bỗng loè chớp đò Thôi rồi Lượm ơi!

Chú đồng chí nhỏ Một dòng máu tươi!

Lượm đã hy sinh anh dũng như một chiến sĩ thực thụ. ở trên nhà thơ còn gọi em bằng cháu, và ở đây khi kể lại cảnh Lượm hy sinh, Tố Hữu đã gọi chú bằng những lời xưng hô trang trọng: Chú đồng chí nhỏ và có tới hai lần gọi như thế. Viộc làm của em, sự hy sinh cao đẹp của em khiến em xứng đáng được nhà thơ gọi như thế.

Phải chăng đó là lòng cảm phục của một cán bộ cách mạng đối với một em thiếu nhi anh hùng.

Nhưng rồi cuối cùng, tình cảm công dân ấy lại quay về tình chú - cháu. Nhà thơ lại gọi Lượm bằng tiếng cháu thân thương khi miêu tả cái chết đẹp đẽ của em giữa đồng lúa quê hương:

Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng.

Cánh đồng quê hương như vòng nôi, như vòng tay của mẹ, ấm êm dịu dàng đón em vào lòng. Em hy sinh mà tay vẫn nắm chặt bông lúa, quê hương và hương lúa vẫn bao bọc quanh em như ru em vào giấc ngủ đẹp của tuổi thơ anh hùng. Em hy sinh mà hồn bay giữa đồng, vừa thiêng liêng vừa gần gũi biết bao! Không yêu mến, xót thương cảm phục Lượm thì không thể miêu tả một cái chết hồn nhiên và lãng mạn đến như thế! Đó là cái chết của những thiên thần nhỏ bé. Thiên thần nhỏ bé ấy đã bay đi để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ day dứt:

Lượm ơi còn không?

Câu thơ đứng riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy sâu vào lòng người đọc. Nếu không có cái tình với Lượm thì nhà thơ làm sao lại day dứt thế được!

Câu hỏi ngân vang ấy, tưởng chừng như không có câu trả lời, nhưng chính tác giả đã trả lời bằng hai khổ thơ cuối khép lại bài thơ:

Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng.

Hai khơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra và vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn sống mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.

Bài thơ khép lại với hình ảnh Lượm hồn nhiên, nhí nhảnh để lại dư âm trong lòng người đọc. Chúng ta thế hệ sinh ra, lớn lên trong hoà bình đã hiểu thêm vể cội nguồn sức mạnh của dân tộc trong chiến tranh giữ nước. Những chú bé như Lượm đã tạo ra sức mạnh phi thường ấy. Ta thêm yêu những tấm gương vì nước mà hi sinh cả tuổi trẻ của mình và tự thấy rằng phải sống cho xứng đáng với sự hi sinh đó.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Ngữ văn lớp 6 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)