Trang chủ Lớp 6 Ngữ văn lớp 6 (sách cũ) Luyện tập bài Sự tích Hồ Gươm trang 43 Văn 6, Bài...

Luyện tập bài Sự tích Hồ Gươm trang 43 Văn 6, Bài 3: Hãy nhắc lại định nghĩa truyền thuyết và kể tên các truyền thuyết đã học....

Sự tích Hồ Gươm - Luyện tập bài Sự tích Hồ Gươm trang 43 SGK Văn 6. Bài 3: Hãy nhắc lại định nghĩa truyền thuyết và kể tên các truyền thuyết đã học.

Bài 1: Vì sao tác giả dân gian không để Lê Lợi được trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc?

Nếu tác giả dân gian để Lê Lợi trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc thì tác phẩm sẽ không thể hiện được tính chất toàn dân, trên dưới một lòng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến. Thanh gươm Lê Lợi nhận được ìà thanh gươm thông nhất và hội tụ tư tưởng, tình cảm, sức mạnh của toàn dân trên mọi miền đất nước.

Bài 2: Lê Lợi nhận được gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm

-   Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ khác đi như thế nào?

Advertisements (Quảng cáo)

Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm - Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết này sẽ bị giới hạn. Bởi vì lúc này, Lê Lợi đã về kinh thành Thăng Long là thủ đô, tượng trưng cho cả nước. Việc trả gươm diễn ra ở hồ Tả Vọng của kinh thành Thăng Long mới thể hiện hết được tư tưởng yêu hòa bình và tinh thần cảnh giác của cả nước, của toàn dân.

Bài 3: Hãy nhắc lại định nghĩa truyền thuyết và kể tên các truyền thuyết đã học.

-  Truyền thuyết là loại truyện dấn gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tô’ tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.

-    Các truyền thuyết đã học: Con Rồng, cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giày; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Sự tích Hồ Gươm.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Ngữ văn lớp 6 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây: