Trang chủ Lớp 6 Ngữ văn lớp 6 (sách cũ) Luyện tập bài Tìm hiểu chung về văn tự sự trang 28...

Luyện tập bài Tìm hiểu chung về văn tự sự trang 28 SGK Văn 6, Bài 2: Bài thơ Sa bẫy của Nguyễn Hoàng Sơn trong SGK có phải tự sự không, vì sao? Hãy kể lại câu chuyện bằng miệng....

Tìm hiểu chung về văn tự sự - Luyện tập bài Tìm hiểu chung về văn tự sự trang 28 SGK Văn 6. Bài 2: Bài thơ Sa bẫy của Nguyễn Hoàng Sơn trong SGK có phải tự sự không, vì sao? Hãy kể lại câu chuyện bằng miệng.

Bài 1: Đọc mẩu chuyện Ông già và thần chết trong SGK và cho biết: Trong truyện này, phương thức tự sự thể hiện như thế nào? Câu chuyện thể hiện ý nghĩa gì?

*   Phương thức tự sự của truyện được thể hiện ở chỗ: Truyện được kể theo trình tự thời gian, sự việc nối tiếp nhau, kết thúc bất ngờ, ngôi kể thứ ba. Nội dung của truyện kể diễn biến tư tưởng của một ông già.

*  Ý nghĩa của câu chuyện:

-   Ca ngợi trí thông minh của ông lão.

-  Thể hiện tư tưởng yêu cuộc sông, dù kiệt sức thì sông cũng hơn chết.

Bài 2: Bài thơ Sa bẫy của Nguyễn Hoàng Sơn trong SGK có phải tự sự không, vì sao? Hãy kể lại câu chuyện bằng miệng.       

*   Bài thơ Sa bẫy chính là một bài thơ tự sự. Tuy diễn đạt bằng thơ năm tiếng nhưng bìa thơ đã kể lại một câu chuyện có đầu có đuôi, có nhân vật, chi tiết, diễn biến sự việc nhằm mục đích chế giễu tính tham ăn của mèo đã khiến mèo tự mình sa bẫy của chính mình.

*  Kể lại câu chuyện:

Bé Mây rủ mèo con đánh bẫy lũ chuột nhắt bằng cá nướng thơm lừng treo lơ lửng trong cái cạm sắt. Cả bé, cả mèo đều nghĩ bọn chuột sẽ vì tham ăn mà mắc bẫy ngay. Đêm ngủ, Mây nằm mơ thấy cảnh chuột bị sập bẫy đầy lồng. Chúng chí cha chí chóe khóc lóc, cầu xin tha mạng.

Advertisements (Quảng cáo)

Sáng hôm sau, ai ngờ khi xuống bếp xem, bé Mây chẳng thấy chuột, cũng chẳng còn cá nướng, chỉ có ở giữa lồng, mèo ta đang cuộn tròn ngáy khò khò... Chắc mèo đang mơ!...

Bài 3: Hai văn bản: Huế: Khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba và Người Ầu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược trong SGK có nội dung tự sự không? Vì sao? Tự sự ở đây có vai trò gì?

-  Cả hai văn bản đều có nội dung tự sự với nghĩa kể chuyện, kể việc.

-    Tự sự ở đây có vai trò giới thiệu, tường thuật, kể chuyện thời sự hay lịch sử.

Bài 4: Hãy kể câu chuyện để giả thích vì sao người Việt Nam tự xưng là con Rồng, cháu Tiên.

Tổ tiên người Việt xưa là Lạc Long Quân và Âu Cơ. Lạc Long Quân nòi Rồng hay chơi ở vùng sông hồ ở Lạc Việt (Bắc Bộ Việt Nam) Bà Ầu Cơ là giống tiên phương Bắc xuống chơi vùng Lạc Việt, thấy cảnh đẹp quên về. Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau rồi đem lòng yêu nhau, họ trở thành vợ chồng. ít lâu sau Âu Cơ đẻ ra một bọc trứng nở ra một trăm người con. Người con trưởng được chọn làm vua, gọi là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đời đời cha truyền con nối. Biết ơn và tự hào về dòng giông của mình, người Việt tự xưng là con Rồng, cháu Tiên.

Bài 5: Trong cuộc họp lớp đầu năm Giang, đề nghị bầu Minh làm lớp trưởng, vì bạn Minh đã chăm học, học giỏi, lại thường giúp đỡ bạn bè. Theo em, Giang có nên kể vắn tắt một vài thành tích của Minh để thuyết phục các bạn cùng lớp hay không?

Bạn Giang nên kể vắn tắt một vài thành tích của Minh để các bạn trong lớp hiểu Minh là người chăm học, học giỏi lại thường hay giúp đỡ bạn.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Ngữ văn lớp 6 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)