Bài 1: Ghi lại các từ mượn có trong những câu văn ở bài tập 1 SGK. Cho biết các từ ấy được mượn của tiếng (ngôn ngữ) nào?
Các từ mượn có trong câu là:
a) Mượn tiếng Hán: vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ
b) Mượn tiếng Hán: gia nhân.
c) Mượn tiếng Anh: pốp, in-tơ-nét.
Bài 2: Hãy xác định nghĩa của từng tiếng tạo thành các từ Hán Việt dưới đây:
a) - khán giả: b) - yếu điểm:
khán: xem yếu: quan trọng
giả: người điểm: điểm
- thính giả: - yếu lược:
Thính: nghe yếu: quan trọng
Giả: người lược: tóm tắt
- độc giả: - yếu nhân
độc: đọc yếu: quan trọng
giả: người nhân: người
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 3: Hãy kể một số từ mượn:
a) Là tên các đơn vị đo lường.
b) Là tên một sô bộ phận của chiếc xe đạp.
c) Là tên một số đồ vật.
Một sô” từ mượn:
a) Là đơn vị đo lường: mét, lít, ki-lô-mét, ki-lô-gam
b) Là tên một số bộ phận của chiếc xe đạp: ghi đông, pẽ đan, gác-đờ-bu...
c) Là tên một số đồ vật: ra-đi-ô, vi-ô-lông, xoong, xích...
Bài 4: Những từ nào trong các cặp từ dưới đây là từ mượn? Có thể dùng chúng trong những hoàn cảnh nào, với những đối tượng giao tiếp nào?
a) Bạn bè tới tấp phôn / gọi điện đến.
b) Ngọc Linh là một fan / người say mê bóng đá cuồng nhiệt.
c) Anh đã hạ nốc ao / đo ván võ sĩ nước chủ nhà.
* Những từ mượn trong các câu là: phôn, fan, nốc ao.
* Có thể dùng các từ ấy trong hoàn cảnh giao tiếp thân mật, với bạn bè, người thân. Cũng có thể viết trong những tin trên báo. Ưu điểm của các từ này là ngắn gọn. Nhược điểm của chúng là không trang trọng, không phù hợp trong giao tiếp chính thức.