Trang chủ Lớp 6 Ngữ văn lớp 6 Soạn bài Câu trần thuật đơn có từ là trang 114 Văn...

Soạn bài Câu trần thuật đơn có từ là trang 114 Văn 6 – Ngữ văn lớp 6...

Câu trần thuật đơn có từ là – Soạn bài Câu trần thuật đơn có từ là trang 114 SGK Văn 6. Câu 2: Đọc lại các câu vừa phân tích ở phần I. SGK và trả lời câu hỏi. 1. Vị ngữ của câu nào trình bày các hiểu về sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ?

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 1: Đọc các câu văn ở mục I. SGK và trả lời các câu hỏi sau:

1.    Xác định các chủ ngữ, vị ngữ trong các câu đó.

2. Vị ngữ của các câu trên do những từ hoặc cụm từ nào tạo thành?

1.     Chọn những từ hoặc cụm từ phủ định thích hợp cho sau đây điển vào trước vị ngữ của các câu trên: không, không phải, chưa, chưa phải.

1.    Chủ ngữ và vị ngữ của các câu:

a)    Bà đỡ Trần / là người huyện Đông Triều.

           CN                                   VN

b)    Truyền thuyết / là loại truyện dân gian … kì ảo.

         CN                                         VN

c)     Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô / là một ngày ưong trẻo, sáng sủa

                CN                                                           VN

d)    Dế Mèn / trêu chị Cốc là dại.

           CN                      VN

2.     Vị ngữ của các câu trên do các cụm từ sau tạo thành:

–   là + cụm danh từ: là người huyện Đông Triều; là loại truyện dân gian …kì ảo; là một ngày trong trẻo, sáng sủa.

Advertisements (Quảng cáo)

–   là + tính từ: là dại.

3.    Trước vị ngữ chỉ có thể chen các cụm từ chẩng phải, không phải………… Ví dụ:

–    Dế Mèn trêu chị Cốc không phải là dại.

–    Bà đỡ Trần không phải là người huyện Đông Triều.

Câu 2: Đọc lại các câu vừa phân tích ở phần I. SGK và trả lời câu hỏi

1. Vị ngữ của câu nào trình bày các hiểu về sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ?

2.     Vị ngữ của câu nào có tác dụng giới thiệu sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ờ chủ ngữ?

3.     Vị ngữ của câu nào miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ?

4.     Vị ngữ của câu nào thể hiện sự đánh giá đối với sự vật, hiộn tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ?

1.    Câu trình bày cách hiểu khái niệm: câu b

2.     Câu giới thiệu sự vật, hiện tượng, khái niệm: câu a

3.     Câu miêu tả sự vật, hiện tượng, khái niệm: câu c

4.     Câu đánh giá sự vật, hiện tượng, khái niệm: câu d.