Trang chủ Lớp 6 Ngữ văn lớp 6 Soạn bài Cây bút thần trang 85 SGK Văn 6 – Ngữ...

Soạn bài Cây bút thần trang 85 SGK Văn 6 – Ngữ văn lớp 6...

Cây bút thần – Soạn bài Cây bút thần trang 85 SGK Văn 6. Câu 3: Mã Lương đã vẽ gì cho những người nghèo khổ và cho những kẻ tham lam? Hãy đánh giá ngòi bút thần của Mã Lương qua những gì mà Mã Lương vẽ.

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 1: Mã Lương thuộc một kiểu nhân vật rất phổ biến nào trong truyện cổ tích? Hãy kể tên một số nhân vật tương tự trong truyện cổ tích mà em biết.

Mã Lương thuộc kiểu nhân vật có tài năng kì lạ – kiểu nhân vật rất phổ biến trong truyện cổ tích. Một số nhân vật tương tự: Ba chàng thiện nghệ (chàng bắn giỏi, chàng Lặn giỏi, chàng chữa bệnh giỏi), Thạch Sanh…

Câu 2: Những điều gì đã giúp cho Mã Lương vẽ giỏi như vậy? Những điều ấy quan hệ với nhau ra sao?

*  Những điều giúp Mã Lương vẽ giỏi:

–   Mã Lương say mê, cần cù chăm chỉ, cộng với sự thông minh và khiếu

vẽ sẵn có.

–  Mã Lương được thần cho cây bút thần bằng vàng để vẽ được vật có khả năng như thật.

*  Những nguyên nhân nói trên quan hệ chặt chẽ với nhau. Thần cho Mã Lương cây bút thần chứ không phải vật gì khác và cũng chỉ có Mã Lương chứ không phải ai khác được thần cho bút thần.

Câu 3: Mã Lương đã vẽ gì cho những người nghèo khổ và cho những kẻ tham lam? Hãy đánh giá ngòi bút thần của Mã Lương qua những gì mà Mã Lương vẽ.

*   Mã Lương dùng cây bút thần vẽ cho tất cả những người nghèo trong làng. Nhà nào không có cày, em vẽ cho cày. Nhà nào không có cuốc, em vẽ cho cuốc. Nhà nào không có đèn, em vẽ cho đèn…

Mã Lương vẽ cho dân làng không phải là thóc gạo, nhà cửa, vàng bạc… mà là cái cuốc, cái cày, cái đèn, cái thùng. Điều này có ý nghĩa sâu sắc. Mã Lương đã không vẽ của cải vật chất có sẵn để hưởng thụ mà vẽ các công cụ cần thiết cho cuộc sống để người dân sản xuất, sinh hoạt, tạo ra thóc gạo, nhà cửa và của cải khác. Của cải mà con người hưởng thụ phải do chính con người tạo ra.

*   Mã Lương dùng bút thần chống lại tên địa chủ và tên vua tham lam, độc ác:

–  Vẽ mũi tên lao đúng họng tên địa chủ, hắn ngã nhào xuống đất.

–  Vua bắt em vẽ con rồng, con phượng, em vẽ con cóc ghẻ và con gà trụi lông xấu xí, bẩn thỉu, nhảy nhót tứ tung bên cạnh nhà vua.

–  Vẽ một chiếc thuyền buồm lớn, gió mạnh, sóng nổi dữ dội, sóng biển xô vào thuyền hết đợt này đến đợt khác nhấn chìm nhà vua.

Advertisements (Quảng cáo)

*   Chúng ta nhận thấy: từ chỗ Mã Lương không vẽ gì cho tên địa chủ trong làng đến chỗ vẽ ngược hẳn ý muôn của vua; từ chỗ trừng trị kẻ ác để thoát thân đến chỗ chủ động diệt kẻ ác lớn nhất để trừ hoạ cho mọi người, Mã Lương như người được trao sứ mệnh vung bút thần lên để tiêu diệt kẻ ác, thực hiện công lí.

Câu 4: Truyện Cây bút thần được xây dựng theo trí tưởng tượng Tất phong phú và độc đáo của nhân dân. Theo em những chi tiết nào trong truyện là lí thú và gợi cảm hơn cả?

Cây bút thần lí thú và gợi cảm ở chỗ:

–  Là phần thưởng xứng đáng cho Mã Lương

–   Có những khả năng kì diệu

–   Chỉ ở trong tay Mã Lương, bút thần mới tạo ra được những vật như mong muôn, còn ở trong tay những kẻ các, nó tạo ra những điều ngược lại.

–   Cây bút thần thực hiện công lí của nhân dân: giúp đỡ người nghèo khó và trừng trị kẻ tham lam độc ác. Nó cũng thể hiện ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.

Câu 5: Hãy nêu ý nghĩa của truyện Cây bút thần.

Ý nghĩa của truyện Cây bút thần:

–  Thế hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội: Những người chăm chỉ tốt bụng, thông minh được nhận phần thưởng xứng đáng; kẻ độc ác, tham lam bị trừng trị.

–   Khẳng định tài năng phải phục vụ nhân dân, phục vụ chính nghĩa, chống lại cái ác.

–  Khẳng định nghệ thuật chân chính thuộc về nhân dân.

–  Thể hiện ước mơ và niềm tin về khả năng kì diệu của con người.