Câu 1: Đọc các câu thơ, văn trong mục I SGK- tr, 24 và trả lời câu hỏi:
1. Tìm những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu ấy.
2. Trong mỗi phép so sánh trên, những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau? Vì sao có thể so sánh như vậy? So sánh các sự vật, sự việc với nhau như vậy để làm gì?
3. Sự so sánh trong những câu trên có gì khác với sự so sánh trong câu sau Con mèo vằn vào tranh to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến.
1. Những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh:
- Cầu a: Trẻ em như búp trên cành
- Câu b: Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
2. Câu a: Trẻ em được so sánh với búp trên cành
Câu b: Rừng đước được so sánh với hai dãy trường thành vồ tận.
- Các sự vật đó so sánh được với nhau là vì giữa chúng có điểm giống nhau nhất định.
- So sánh như vậy để làm nổi bật được cảm nhận của người viết, người nói vẻ những sự vật được nói đến; làm cho câu văn, câu thơ có tính hình ảnh và gợi cảm.
3. Sự so sánh trong câu Con mèo vằn vào tranh to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến. khác với sự so sánh ưong các câu trên ờ chỗ nó chỉ ra sự tương phản giữa hình thức và tính chất của sự vật.
Câu 2: Điền những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu đã dẫn ở phần I SGK vào mô hình phép so sánh. Nêu thêm các từ so sánh mà em biết.
Vế A (sự vật được so sánh) |
Phương diện so sánh |
Từ so sánh |
Advertisements (Quảng cáo) VếB (Sự vật dùng để so sánh) |
Trẻ em Rừng đước |
dựng lên cao ngất |
như |
búp trên cành hai dãy trường thành vô tận |
Một số từ so sánh: là, như. như là, giống như, tựa như, tựa như là, bao nhiêu... bấy nhiêu.
Câu 3: Cấu tạo của phép so sánh dưới đây có gì đặc biệt?
a) Trường Sơn: chí lớn ông cha Cửu Long lòng mẹ bao la sóng trào
(Lê Anh Xuân)
b) Như tre mọc thẳng con nguừi không chịu bất khuất.
(Thép Mới)
Các phép so sánh có điểm đặc biệt sau:
a) Vắng mặt từ ngữ chỉ phương diện so sánh, từ so sánh.
Từ so sánh và vế so sánh được đảo lên trước vế A.