Trang chủ Lớp 6 Ngữ văn lớp 6 (sách cũ) Soạn bài Tổng kết phần tập làm văn lớp 6 – Văn...

Soạn bài Tổng kết phần tập làm văn lớp 6 - Văn lớp 6...

Văn miêu tả lớp 6 - Soạn bài Tổng kết phần tập làm văn lớp 6. I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Hãy phân loại các văn bản trong SGK Ngữ văn 6 theo các phương thức biểu đạt và dẫn ra một số ví dụ để điền vào bảng sau:

STT

Các phương thức biểu đạt

Tên văn bản

1

Tự sự

 

2

Miêu tả

 

3

Biểu cảm

 

4

Nghị luận

 

Gợi ý:

- Trong một văn bản, người ta thường sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt khác nhau. Tuy nhiên, có thể dựa vào phương thức chính được sử dụng để phân loại văn bản.

- Có thể lấy một số văn bản làm ví dụ tiêu biểu cho các phương thức biểu đạt như sau:

+ Tự sự: Các truyện truyền thuyết (Con Rồng, cháu TiênBánh chưng, bánh giầy,…) , cổ tích (Sọ Dừa,Thạch Sanh,…), ngụ ngôn (Ếch ngồi đáy giếngThầy bói xem voi,…), truyện cười (Treo biểnLợn cưới, áo mới,…), truyện trung đại (Con hổ có nghĩaThầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng,…), truyện ngắn (Bức tranh của em gái tôi),….

+ Miêu tả (kết hợp với tự sự): Bài học đường đời đầu tiênVượt thácMưa,…

+ Biểu cảm: Đêm nay Bác không ngủLượm,…

- Chú ý một số văn bản có sử dụng kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: Cây tre Việt NamBài học đường đời đầu tiênĐêm nay Bác không ngủ,…

2. Trong chương trình Ngữ văn 6, em đã được tập làm các loại văn bản theo những phương thức nào trong số các phương thức sau:

- Tự sự

- Miêu tả

- Biểu cảm

- Nghị luận

Gợi ý: Biểu cảm, nghị luận là hai kiểu bài chưa được tập làm ở chương trình Ngữ văn 6.

3. Xem xét bảng sau và cho biết văn bản tự sự, miêu tả khác với đơn từ ở những điểm nào?

Loại văn bản

Mục đích

Nội dung

Hình thức

Tự sự thông báo, giải thích, nhận thức nhân vật, sự việc, thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả văn xuôi, thơ, tự do
Miêu tả để hình dung, cảm nhận tính chất, thuộc tính, trạng thái sự vật, cảnh vật, con người văn xuôi, thơ, tự do
Đơn từ đề nghị, yêu cầu lí do, yêu cầu theo mẫu hoặc không theo mẫu, đúng quy cách

4. Từng phần trong bố cục của bài văn tự sự hay miêu tả thể hiện những nội dung gì? Cách thể hiện ra sao? Hãy điền những nội dung cần thiết vào bảng sau:

Các phần

Tự sự

Miêu tả

Mở bài

   

Thân bài

   

Kết bài

   

Gợi ý: Nhớ lại cách làm một bài văn tự sự, miêu tả. So sánh cách viết từng phần của mỗi kiểu bài. Ví dụ:

Phần

Tự sự

Miêu tả

Mở bài giới thiệu nhân vật, tình huống, sự việc giới thiệu đối tượng miêu tả (cảnh hoặc người)

5. Trong văn tự sự, sự việc – nhân vật – chủ đề quan hệ với nhau như thế nào? Cho ví dụ.

Gợi ý: Xem lại bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. Chú ý: sự việc, nhân vật,… phải tập trung làm nổi bật được chủ đề của bài văn; chủ đề được thể hiện thông qua hệ thống các nhân vật, sự việc. Ví dụ: chủ đề phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải biết mở rộng tầm hiểu biết của mình, không chủ quan, kiêu ngạo của truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng được thể hiện qua nhân vật chú ếch và sự việc ếch ở đáy giếng, ếch ra ngoài, ếch bị trâu dẫm bẹp.

6. Nhân vật trong văn tự sự thường được thể hiện những gì? Cho ví dụ.

Advertisements (Quảng cáo)

Gợi ý: Nhân vật trong văn tự sự được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm,… Có thể thấy đặc điểm này rõ nhất trong các truyện kể dân gian.

7. Trong văn tự sự, thứ tự kể và ngôi kể có tác dụng gì? Cho ví dụ.

Gợi ý:

- Trong văn tự sự, các sự việc có thể được kể theo thứ tự trước – sau một cách tự nhiên (các truyện kể dân gian thường kể theo thứ tự này). Nhưng để tạo bất ngờ, gây hứng thú, thể hiện tình cảm của nhân vật,… người ta có thể linh hoạt thay đổi thứ tự kể bằng cách kể đảo ngược, kết quả kể trước, diễn biến kể sau hoặc kể bổ sung các sự việc theo dòng hồi nhớ của nhân vật (các truyện kể hiện đại thường kể theo thứ tự này).

- Ngôi kể cũng có một vai trò quan trọng trong văn tự sự. Có khi người kể giấu mình đi, gọi nhân vật bằng tên gọi của chúng, kể theo ngôi thứ ba; khi đó, người kể có thể linh hoạt, tự do kể lại những gì diễn ra đối với nhân vật; ví dụ: Các truyện kể dân gian, Vượt thác,…  Có khi, người kể tự xưng là “tôi” để kể theo ngôi thứ nhất; khi đó, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, hoặc chính mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, suy nghĩ của mình; ví dụ: Bài học đường đời đầu tiên,Bức tranh của em gái tôiBuổi học cuối cùng,…

8. Quan sát có vai trò gì trong văn miêu tả? Cho ví dụ.

Gợi ý:

Quả là muốn viết được, nhất thiết phải biết lối quan sát để ấn sâu thêm trí nhớ, giúp sức thêm cho trí tưởng tượng… Muốn viết được, thứ nhất phải do có trải, có biết sự thật kĩ lưỡng, do thấy cảm hứng và lòng hăm hở mới có chỗ bấu víu chắc chắn được.[...]

Cái cách, cái lối quan sát không có gì đặc biệt và bí ẩn. Đó chỉ là thói quen mài giũa cái nhìn, cái nghe, cái nghĩ, đó là công việc bắt sức óc phải chăm chú tìm tòi, đổi mới lọc lõi đến tận chi tiết cho phong phú.

Quan sát giỏi là phải thấy những nét chính, thấy những đặc điểm riêng, móc ra được những ngóc ngách của sự vật, vấn đề. Nhiều khi chẳng cần ghi dàn đủ việc, chỉ chép lại những đặc sắc mà mình cảm nhất, như một câu nói lột tả tính nết, những dáng người và hình bóng, tiếng động, ánh đèn, nét mặt, một trạng thái tư tưởng do mình đã khổ công ngắm, nghe, nghĩ mới bật lên thì trong bụng mình thích thú, hào hứng, không ghi không chịu được…

[...] từ chỗ tìm bới trong la liệt hiện tượng quanh mình mà phát hiện ra bản chất và quy luật hiện tượng chính, tránh lối phỏng đoán sai lầm, công thức, đơn giản và loá mắt không tách bạch được đâu là chủ yếu, thứ yếu.

( Theo Tô Hoài, Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả, NXB GD, 2000)

9. Có những cách miêu tả nào?

Gợi ý: Tuỳ theo từng đối tượng miêu tả mà có thể có những cách miêu tả khác nhau, nhưng nhìn chung, làm một bài văn miêu tả cần chú ý một số điểm chung sau:

- Xác định được đối tượng miêu tả (tả cảnh hay tả người);

- Lựa chọn được những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu để khắc hoạ đối tượng miêu tả;

- Miêu tả đối tượng theo một trình tự nhất định nào đó; có thể tả từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, từ chi tiết, bộ phận đến toàn thể hoặc ngược lại;

- Biết sử dụng những hình ảnh liên tưởng, so sánh để gợi tả đối tượng;

- Sắp xếp nội dung miêu tả theo bố cục ba phần của một bài văn hoàn chỉnh.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 

1. Trong vai anh đội viên, hãy kể lại câu chuyện cảm động trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ.

Gợi ý: Để làm đề văn này, cần chú ý một số điểm như sau:

- Kiểu bài: đây là bài văn kể chuyện;

- Lập dàn ý:

+ Nhân vật: Bác Hồ và anh đội viên (người kể chuyện, có thể xưng tôi);

+ Câu chuyện: Trên đường đi chiến dịch, vào một đêm khuya trời mưa và lạnh, ở một mái lều tranh, ba lần anh đội viên thức dậy vẫn thấy Bác chưa ngủ. Anh đội viên cảm động trước tình cảm của Bác đối với các chiến sĩ, anh thức luôn cùng Bác. Nên kể câu chuyện theo diễn biến của các lần anh đội viên thức giấc.

+ Tình cảm cần thể hiện: Câu chuyện được kể bằng tình cảm của anh đội viên. Anh đội viên chứng kiến và kể lại, mọi sự việc đều được tái hiện qua con mắt của nhân vật này. Chú ý diễn tả được tình cảm xúc động, gần gũi mà kính phục của anh đội viên với Bác Hồ.

2. Dựa vào bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa, hãy tả lại trận mưa rào mà em có dịp quan sát.

Gợi ý:

- Yêu cầu:

+ Kiểu bài: văn tả cảnh;

+ Nội dung: tả trận mưa rào.

Mọi hình ảnh, suy nghĩ tuy có thể được sáng tạo nhưng vẫn phải trung thành với bài thơ. Bài viết phải thể hiện được tình yêu thiên nhiên qua bức tranh thiên nhiên được miêu tả.

3. Một bạn dự định viết một lá đơn với các mục như sau:

- Quốc hiệu và tiêu ngữ

- Nơi làm đơn; ngày, tháng, năm

- Tên đơn

- Nơi gửi

- Họ tên, nơi công tác, địa chỉ của người gửi đơn

- Cam đoan và cảm ơn

- Kí tên

Theo em, các mục của một lá đơn như trên đã đầy đủ chưa? Nếu phải bổ sung thì bổ sung nội dung nào?

Gợi ý: Dàn ý của đơn trên đã có mục trình bày lí do và nguyện vọng đề nghị được giải quyết chưa? Đây là nội dung không thể thiếu đối với một lá đơn.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Ngữ văn lớp 6 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)