Trang chủ Lớp 6 Ngữ văn lớp 6 (sách cũ) Soạn bài Treo biển trang 124 SGK Văn 6 – Văn lớp...

Soạn bài Treo biển trang 124 SGK Văn 6 - Văn lớp 6...

Treo biển - Soạn bài Treo biển trang 124 SGK Văn 6. Câu 3: Đọc truyện cười, những chi tiết nào làm em cười? Khi nào cái đáng cười bộc lộ rõ nhât? Vì sao?

Câu 1: Đọc truyện Treo biển và trả lời câu hỏi: Nội dung tấm treo biển ở cửa hàng ("ở đây có bán cá tươi”) có mấy yếu tcT? Vai trò của từng yếu tố?

Nội dung tấm biển treo ở cửa hàng ("Ớ đây có bán cá tươi”) có bốn yếu tố:

-   "ơ đây”: thông báo địa điểm cửa hàng.

-   "Có bán”: thông báo hoạt động của cửa hàng.

-   "Cá”: thông báo loại mặt hàng.

-   "Tươi”: thông báo chất lượng mặt hàng.

Bốn yếu tố, bôn nội dung đó là cần thiết cho một tấm biển quảng cáo bằng ngôn ngữ.

Câu 2: Có mấy người góp ý về cái biển đề ở cửa hàng bán cá? Em có nhận xét gì về từng ý kiến?

Có bôn vị khách "góp ý” về tấm biển ở cửa hàng bán cá:

-  Ý kiến thứ nhất đề nghị bỏ chữ "tươi”

-  Ý kiến thứ hai đề nghị bỏ chữ "ở đây”

-  Ý kiến thứ ba đề nghị bỏ chữ "có bán”

Advertisements (Quảng cáo)

-  Ý kiến thứ tư đề nghị bỏ nốt chữ "cá”.

*  Cả bốn ý kiến đều mang tính cá nhân, chủ quan và nguỵ biện.

-   Nếu bỏ chữ "tươi”, là làm mâ’t đi sự khẳng định chất lượng cao của sản phẩm nhà hàng, tuy nhiên cũng còn có thể được chấp nhận.

-   Đến ý kiến thứ hai đòi bỏ từ chỉ dịa điểm "ở đây” mà nhà hàng cũng nghe theo thì đã khiến nội dung biển có phần tôi nghĩa và thiếu lịch sự đôi với khách hàng.

-   Khi bỏ đi cả chữ "có bán” chỉ để lại một từ "cá” là hết sức vô lí. Nó làm cho nội dung cái biển trở nên cụt lủn, tốì nghĩa.

-   Đến ý kiến cuôi cùng, đề nghị cất nốt biển đi vì "ai đi tới gần dây đều chẳng ngửi thấy mùi cá tanh lộn lên mà còn phải để từ "cá”. Nhà hàng lại nhắm mắt nghe theo không dùng biển nữa.

Câu 3: Đọc truyện cười, những chi tiết nào làm em cười? Khi nào cái đáng cười bộc lộ rõ nhât? Vì sao?

Những chi tiết làm ta cười là mỗi lần có người góp ý thì nhà hàng không cần suy nghĩ, "nghe nói, bỏ ngay”. Ta cười vì sự không suy xét, ngẫm nghĩ của chủ nhà hàng, vì nhà hàng không hiểu những điều viết trên biển quảng cáo có ý nghĩa gì và treo biến quảng cáo để làm gì.

Nhưng cái cười bộc lộ rõ nhất ở cuối truyện. Ớ trên cái biển bị bắt bẻ đến nỗi chỉ còn chữ "cá”. Người qua đường vẫn còn có người góp ý, chữ "cá” và tấm biển treo vẫn là thừa, chủ hàng cất luôn cái biển, thì ta bật cười, tiếng cười vang lên to nhất. Ta cười vì từng góp ý thấy có vẻ có lí nhưng cứ theo đó mà hành động thì kết quả cuối cùng lại thành phi lí. Ta cười to vì người nghe góp ý không biết suy xét, hoàn toàn mất hết chủ kiến.

Câu 4: Hãy nêu ý nghĩa của truyện Treo biển.

-    Treo biển là một truyện hài hước, tạo nên mọt tiếng cười vui vẻ, phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét khi nghe những ý kiến khác.

-    Khi được người khác góp ý không nên vội vàng hành động theo ngay khi chưa suy xét kĩ. Làm việc gì cũng phải có ý thức, có chủ kiến, biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến của người khác.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Ngữ văn lớp 6 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)