Vào những ngày này, làng xóm như thay đổi. Những ngôi nhà thơm nức mùi vôi mới. Đường xá không lúc nào ngớt người qua lại. Trẻ con thì tươi cười hớn hở, thanh niên diện những bộ đồ thật bảnh, còn người lớn thì người vui, người buồn, đủ vẻ. Sáng hôm nay, em cùng ba dọn dẹp sửa sang nhà cửa, lau dọn lại bàn thờ của tổ tiên. Mẹ đi chợ về, đem theo một giỏ đồ ăn. Nào là giò chả, bánh, kẹo, mứt và cả một con gà mái mơ béo xù để dành cúng tất niên. Em nghe mẹ nói với bố:
- Anh đưa thêm tiền đi. Tết đến, bao nhiêu thứ phải mua, có mấy đồng tiêu sao đủ.
Bố chắt lưỡi một cái rồi rút ví ra. Tết đến, em cảm nhận được một cái gì đó vui vẻ, hối hả, đợm vẻ lo toan mà ngày thường không thể nào có được. Thế rồi ngày cuối năm cũng đến, mọi người ai cũng đều dự trữ thức ăn cho ba ngày Tết. Nhà em cũng chuẩn bị lọ hoa, bình đẹp,… Bữa cúng tất niên được cả nhà quây quần, sum họp đông đủ và vui. Loay hoay mãi cũng đến đêm giao thừa. Em được bố mẹ cho đi chơi chợ hoa, vô số loại hoa đua nhau khoe sắc làm em như có cảm tưởng như mình bị lạc vào xứ sở của mùa xuân. Em ngắm hoa mãi tới mười giờ đêm, chỉ còn hai tiếng nữa là có màn pháo hoa ngọn mục mà em đã trông chờ cả một năm. Mọi người từ khắp các ngõ tuôn ra đường, Con đường trước kia rộng thênh thang, vậy mà bây giờ không nhích nổi một bước chân. Thấy thế, bố em liền gởi xe vào một nhà trông tre với giá mười nghìn đồng rồi cố gắng len lỏi giữa đám đông để được thấy pháo nổ thật rõ. Bỗng “Đoàng” pháo hoa tưng bừng nổ báo hiệu một năm mới an khang thịnh vượng đã hiện diện trong từng ngôi nhà trên khắp đất nước Việt Nam thân yêu này.
Mỗi năm, những ngày giáp Tết là những ngày vui nhất. Cuộc sống dù hiện đại đến đâu thì bản sắc dân tộc vẫn là nền tảng để con người tốt đẹp hơn. Tết Nguyên Đán là cái Tết cổ truyền của dân tộc. Đối với chúng em đây là những ngày vui nhất.
Advertisements (Quảng cáo)