Trang chủ Lớp 6 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Cánh diều Thử lược bỏ các trạng ngữ (in đậm) và rút ra nhận...

Thử lược bỏ các trạng ngữ (in đậm) và rút ra nhận xét về vai trò của trạng ngữ đối với nghĩa của câu...

Thử bỏ trạng ngữ và rút ra nhận xét. Hướng dẫn Câu hỏi 2 Bài tập tiếng Việt SBT trang 27 Ngữ văn 6 Cánh diều tập 2 - Bài tập tiếng Việt trang 27 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Cánh diều.

(Bài tập 3, SGK) Thử lược bỏ các trạng ngữ (in đậm) trong những câu dưới đây và cho biết nghĩa của câu bị ảnh hưởng như thế nào. Từ đó, hãy rút ra nhận xét về vai trò của trạng ngữ đối với nghĩa của câu.

a) Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng... (Tô Hoài)

b) Bố, me tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức trang của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. (Tạ Duy Anh)

c) Con đường trải nhựa kẻ thẳng băng, song soài không bóng cây. Đã bao nhiêu năm tháng, mỗi ngày hai buổi, má đạp xe đi về trên con đường ấy. (Phong Thu)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Thử bỏ trạng ngữ và rút ra nhận xét

Advertisements (Quảng cáo)

Answer - Lời giải/Đáp án

Ảnh hưởng của việc lược bỏ trạng ngữ đến ý nghĩa của câu:

a) Việc lược bỏ trạng ngữ sẽ khiến cấu thu được (Làng quê toàn màu vàng) mang một ý nghĩa không phù hợp, không chân thực (vì đặc điểm toàn màu vàng chỉ phù hợp về nghĩa với làng quê vào mùa đông, giữa ngày mùa chứ không phù hợp về nghĩa với làng quê vào các mùa khác).

b) Việc lược bỏ trạng ngữ (trong tranh) sẽ khiến câu thu được không diễn đạt được ý nghĩa: chủ bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ là nhân vật ở trong tranh chứ không phải người ở ngoài đời sống hiện thực.

c) Nhận xét về vai trò của trạng ngữ đối với ý nghĩa của câu: Tuy là thành phần phụ không bắt buộc (về cú pháp) nhưng trạng ngữ có vai trò quan trọng về ý nghĩa. Điều này thể hiện ở chỗ trong nhiều trường hợp, việc lược bỏ trạng ngữ sẽ khiến nghĩa của câu không đầy đủ, rõ àng, không phù hợp với nội dung cần biểu đạt.