(Bài tập 4, SGK) So sánh vị trí của trạng ngữ trong những cặp câu dưới đây và cho biết vì sao tác giả lựa chọn cách diễn đạt ở câu a1 và b1.
a1) Nghe chuyện, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn nữa, vua cho thử lại (Em bé thông minh)
a2) Nghe chuyện, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, vua cho thử lại để biết chính xác hơn nữa.
b1) Đền Thượng nằm chót vót trển đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cách bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa (Theo Đoàn Minh Tuấn)
b2) Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa trước đền.
Advertisements (Quảng cáo)
Đọc và so sánh
Ở câu a1) Trạng ngữ chỉ mục đích (để biết chính xác hơn nữa) được đặt trước cụm chủ vị; còn ở câu a2), trạng ngữ này được đặt sau cụm chủ vị. Sở dĩ cách diễn đạt ở câu a1) được lựa chọn vì cách diễn đạt này giúp tạo sự liên kết chặt chẽ giữa câu chưa nó với câu đứng trước và thể hiện được rõ hơn ý nhấn mạnh vào thông tin nêu ở trạng ngữ. Ngoài ra, cách diễn đạt này còn để tránh lặp cấu trúc, khiến chuỗi câu đơn điệu.
Ở câu b1), trạng ngữ vị trí (trước đền) được đặt ở đầu câu (ngay sạu câu đứng trước. Ở câu b2), trạng ngữ này được chuyển xuống vị trí cuối câu. Sở dĩ tác giả chọn cách diễn đạt ở b1) vì cách diễn đạt này giúp tạo sự liên kết chặt chẽ hơn, sự liền mạch hơn giữa câu chứa nó với câu đứng trước. Nếu đặt trạng ngữ ở cuối câu như cách diễn đạt ở b2), mối liên hệ giữa câu chứa trạng ngữ và câu đứng trước sẽ trở nên rời rạc.