Trang chủ Lớp 7 GDCD 7 - Kết nối tri thức Lý thuyết Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng GDCD...

Lý thuyết Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng GDCD 7 Kết nối tri thức với cuộc sống: Khái niệm. Căng thẳng tâm lí là tình trạng mà con người cảm thấy khi phải chịu...

Hướng dẫn trả lời lý thuyết Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng Giáo dục công dân (GDCD) lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống. Căng thẳng tâm lí là tình trạng mà con người cảm thấy khi phải chịu áp lực về tinh thần, thể chất...

1. Khái niệm.

- Căng thẳng tâm lý là tình trạng mà con người cảm thấy khi phải chịu áp lực về tinh thần, thể chất. Những người trải qua mức độ căng thẳng tâm lý cao hoặc căng thẳng trong một thời gian dài có thể gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần và thể chất.

- Các tình huống thường gây căng thẳng như: tẩy chay, bị bắt nạt, thay đổi chỗ ở, áp lực học tập, thay đổi cơ thể, sức khỏe có vấn đề,…

2. Biểu hiện của tâm lý căng thẳng.

- Mệt mỏi.

- Chán ăn.

- Khó ngủ.

- Đau đầu.

- Tim đập nhanh.

- Hoa mắt.

- Chóng mặt.

- Đổ mồ hôi.

- Đau bụng.

3. Nguyên nhân và hậu quả.

Nguyên nhân gây ra căng thẳng:

- Có thể đến từ những tác động bên ngoài như:

+ Áp lực học tập

+ Các mối quan hệ bạn bè

+ Kì vọng của gia đình

- Có thể xuất phát từ chính bản thân như:

+ Tâm lý tự ti

Advertisements (Quảng cáo)

+ Suy nghĩ tiêu cực

+ Lo lắng thái quá

+ Các vấn đề về sức khỏe

Hậu quả:

- Gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập, cuộc sống hằng ngày và sự phát triển của cơ thể:

+ Học tập giảm sút

+ Mất tập trung

+ Đau nhức cơ thể

+ Suy giảm trí nhớ

+ Cáu gắt, bạo lực

- Gây ảnh hưởng tiêu cực tới các mối quan hệ xã hội.

4. Cách ứng phó tích cực với tâm lý căng thẳng.

- Khi bị căng thẳng, em cần nhận diện được những biểu hiện của cơ thê và cảm xúc của bản thân.

- Tìm hiểu nguyên nhân gây ra căng thẳng sau đó có cách ứng phó tích cực.

- Một số cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng là:

+ Đối mặt và suy nghĩ tích cực.

+ Vận động thể chất.

+ Tập trung vào hơi thở.

+ Yêu thương bản thân.

- Khi cảm thấy quá căng thẳng hay mối lo quá lớn không thể tự mình xử lý được, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người đáng tin cậy như người thân, thầy cô, bạn bè,…

Advertisements (Quảng cáo)