Trang chủ Lớp 7 GDCD lớp 7 Giải bài tập Bài 1 trang 5 GDCD lớp 7: Bài 1:...

Giải bài tập Bài 1 trang 5 GDCD lớp 7: Bài 1: Sống giản dị...

Giải bài tập Bài 1 trang 5 SGK GDCD lớp 7: Bài 1: Sống giản dị. Mặc dù nhà rất khá giả nhưng lúc nào Hạnh cũng ăn mặc giản dị, gần gũi, vui vẻ, chan hòa với các bạn.

Advertisements (Quảng cáo)

a)   Trong các tranh sau đây, theo em, bức tranh nào thể hiện tính giản dị của học sinh khi đến trường ? Vì sao ?

Trả lời

Bức tranh (3) thể hiện đức tính giản dị. Bởi vì: Bức tranh (3) thể hiện đúng tác phong của người học sinh, trang phục nghiêm túc, phù hợp với lứa tuổi học sinh, tác phong nhanh nhẹn, vui tươi.

Hai bức tranh còn lại không phù hợp với lứa tuổi của học sinh: trang điểm son phấn, loè loẹt, mang giày cao gót, đeo kính râm, mặc áo phông, khi đến trường.

b)   Trong các biểu hiện sau đây, theo em, biểu hiện nào nói lên tính giản dị ?

(1)   Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ cầu kì, bóng bẩy ;

(2)  Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu ;

(3)   Nói năng cộc lốc, trống không ;

(4)  Làm việc gì cũng sơ sài, qua loa ;

(5)  Đối xử với mọi người luôn chân thành, cởi mở;

(6)  Thái độ khách sáo, kiểu cách ;

(7)  Tổ chức sinh nhật linh đình.

Trả lời

Trong các câu trên, biểu hiện nói lên tính giản dị là:

– Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu.

– Đôi xử với mọi người luôn chân thành, cởi mở.

c) Tìm thêm những biểu hiện khác của tính giản dị và không giản dị trong cuộc sống hằng ngày mà em biết.

Trả lời

–  Biểu hiện của tính giản dị:

+ Mặc dù nhà rất khá giả nhưng lúc nào Hạnh cũng ăn mặc giản dị, gần gũi, vui vẻ, chan hòa với các bạn.

+ Sinh nhật lần thứ 12, Đức tổ chức rất đơn giản song thật là vui vẻ, đầm ấm.

–  Biểu hiện của tính không giản dị:

+ Gia đình Lộc cuộc sống khó khăn: bố về hưu, mẹ làm công nhân, song Lộc lúc nào cũng đua đòi chưng diện.

+ Nhi đòi mẹ tổ chức sinh nhật thật linh đình để mời bạn bè.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Phúc học giỏi nhưng rất ít khi Phúc gần gũi giúp đỡ những bạn học còn yếu.

d) Tìm tấm gương sống giản dị của những người xung quanh em.

Trả lời

Những tấm gương sống giản dị xung quanh em như những bạn cùng lớp, bạn hàng xóm hay người bạn cũ mà em biết có lối sống giản dị và được mọi người yêu quý.

đ) Theo em, học sinh cần phải làm gì để rèn luyện tính giản dị ?

Trả lời

– Quần áo gọn gàng, sạch sẽ, không ăn mặc áo quần trông lạ mắt so với mọi người.

– Tác phong tự nhiên, đi đứng đàng hoàng, không điệu bộ, kiểu cách.

– Nói năng lịch sự, có văn hoá, diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu.

– Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người, vì thế ngày từ khi còn là học sinh chúng ta phải biết rèn luyện mình trong học tập, trong hành vi cư xử, trong quan hệ giao tiếp với cha mẹ, thầy cô giáo, với bạn bè.

– Thực hiện đúng nội quy của nhà trường đề ra, trang phục khi đến trường sạch sẽ, tươm tất, lịch sử, bảo vệ của Công’, không xa hoa lãng phí.

– Sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình mình.

e)   Em hãy sưu tầm một số câu thơ, câu ca dao hoặc tục ngữ nói về tính giản dị.

Trả lời

Tục ngữ:

–   Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

–   Ăn lấy chắc, mặc lấy bền

–  Ăn cần ở kiệm

Danh ngôn:

–   Lời nói giản dị mà ý sâu xa là lời nói hay (Mạnh Tử).

–   Phải luôn dùng lời lẽ, những thí dụ đơn giản thiết thực và dễ hiểu. Khi viết, khi nói phải luôn luôn làm thế nào cho ai cũng hiểu được…    (Hồ Chí Minh)

“Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ

Tự kiêu một chút cũng là thừa”