Trang chủ Lớp 7 Lịch sử lớp 7 (sách cũ) Cơ sở kinh tế – xã hội của xã hội phong kiến?

Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến?...

Advertisements (Quảng cáo)

Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến: PHẦN MỘT. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI. Bước vào xã hội phong kiến, cư dân ở phương Đông và cả phương Tây đều sống chủ yếu nhờ nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công, sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp,

Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến
Bước vào xã hội phong kiến, cư dân ở phương Đông và cả phương Tây đều sống chủ yếu nhờ nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công, sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn (như ở phương Đông), hay trong các lãnh địa phong kiến (như ở châu Âu) với kỹ thuật canh tác lạc hậu. Ruộng đất chủ yếu nằm trong tay địa chủ hay lãnh chúa. Họ lại giao cho những người nông dân lĩnh canh hoặc nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế. Từ đó, ta có thể thấy rõ hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến, đó là : địa chủ và nông dân lĩnh canh ở phương Đông, lãnh chúa phong kiến và nông nô ở phương Tây. Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô chủ yếu bằng địa tô.
Tuy nhiên, ở châu Âu, từ sau thế kỉ XI, thành thị trung đại xuất hiện, nền kinh tế công, thương nghiệp ngày càng phát triển. Đó chính là một nhân tố mới, dần dần dẫn tới sự khủng hoảng của xã hội phong kiến và hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Lịch sử lớp 7 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)