Trang chủ Lớp 7 Ngữ văn lớp 7 (sách cũ) Soạn bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất...

Soạn bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất trang 3 Văn 7 - Văn lớp 7...

Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất - Soạn bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất trang 3 SGK Ngữ văn 7. Có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm đó?

1: Đọc kĩ các câu tục ngữ và chú thích trong bài để hiểu văn bản và những từ ngữ khó.

Nói về tục ngữ, chúng ta cần lưu ý các vấn đề sau:

* Hình thức: Ngôn ngữ chọn lọc, ngắn gọn. kết câu bền vừng, có hình ảnh, nhịp điệu; dễ đọc, dễ nhớ...

* Nội dung: Nói về kinh nghiệm, đúc rút chân lí về thiên nhiên và xã hội.

* Sử dụng: Trong mọi hoạt động đời sống (sản xuất, ứng xử...) khiến lời nói

sinh động và sâu sắc.

2: Có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm đó?

Có thể chia tám câu tục ngữ trong bài làm hai nhóm:

Nhóm 1: Câu 1, 2, 3, 4 là nhừm: câu tục ngữ về thiên nhiên.

Nhóm 2: Câu 5, 6, 7, 8 là những câu tục ngữ về lao động sản xuất.

(HS có thể có cách chia khác. Tuy nhiên cách chia trên là tối ưu)

3: Phân tích từng câu tục ngữ theo những nội dung sau:

a. Nghĩa của câu tục ngữ.

b. Cơ sở thực tiễn nêu trong câu tục ngữ.

c. Một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ (VD: có thể ứng dụng câu 1 vào việc sử dụng thời gian cho phù hợp ở mùa hè, mùa đông như thế nào?)

d. Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện.

Phân tích từng câu tục ngữ:

* “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.

Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.

- Nghĩa là: Tháng năm (âm lịch) đêm ngắn, ngày dài: tháng mười (âm lịch) đêm dài, ngày ngắn.

- Có thể vận dụng kinh nghiệm của câu tục ngữ và chuyện tính toán, sắp  xếp công việc hoặc vào việc giữ gìn sức khỏe trong mùa hè và mùa đông.

- Câu tục ngữ giúp con người có ý thức chủ động để nhìn nhận, sử dụng thời gian, công việc, sức khỏe vào những thời điểm khác nhau trong năm.

* “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa”

- Ngày nào đêm trước trời nhiều sao, hôm nay sẽ nắng: trời ít sao, sẽ mưa.

-  Trời nhiều sao sẽ ít mây, do đỏ sẽ nắng. Ngược lại trời  ít sao sẽ nhiều mây, vậy thường có mưa. (Mặc dù phán đoán trên kinh nghiệm nên không phải

hôm nào trời ít sao cùng mưa...)

- Câu tục ngữ giúp con người có ý thức nhìn sao để dự đoán thời tiết, sắp xếp công việc.

* “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.”

Advertisements (Quảng cáo)

- Khi trên trời xuất hiện sáng có sắc vàng màu mờ gà tức là sắp có bão.

- Đây là một trong rất nhiều kinh nghiệm dự đoán bão. Biết dự đoán bão thì có ý thức biết chủ động giữ gìn nhà cửa, hoa màu.

*  "Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt”

- Ở nước ta, mùa lũ lụt ở Bắc bộ thường vào trước sau tháng bảy. Từ nghiệm quan sát, nhân dân ta rút ra kinh nghiệm: kiến bò nhiều vào tháng là điềm báo sắp có lụt bởi kiến là loại côn trùng rất nhạy cảm với những đổi của khí hậu, thời tiết, nhờ cơ thể có những tế hào cảm hiến chuyên biệt, trời sắp 10 lụt kiến sẽ từ trong tổ kéo nhau đi tránh mưa, lụt và lợi dụng mềm sau mưa để làm tổ mới.

Nhân dân ta biết khí hậu, thời tiết như vậy, nên có ý thức dự đoán lũ lụt nhiều hiện tượng tự nhiên để chủ động phòng chống.

* “Tấc đất, tấc vàng”.

- Đất được coi như vàng, quý như vàng.

Tấc đất chỉ một mánh đất rất nhỏ (tấc: là đơn vị đo chiều dài bằng 1 thước, là đơn vị đo diện tích đất...). Vàng  là kim loại quý thường được cân bằng cân tiểu li. Vì vậy tấc vùng chỉ lượng vàng lớn, quý giá vô cùng Câu ngữ lấy cái vật nhỏ (tấc đất) so sánh với cái rất lớn (tấc vàng), để nói giá trị của đất.

- Đất quý giá vì đất nuôi sông người, là nơi ở, người phải nhờ lao động và xương máu mới có và bảo vệ được đất. Vàng ăn mãi cũng hết, còn đất khai thác mãi “chất vàng” của nó cũng không cạn.

- Có thể dùng câu tục ngữ này trong nhiều trường hợp:

+ Phô phán sự lãng phí đất.

+ Đề cao giá trị của vùng đất tốt.

* “Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.”

-  Nói về thứ tự các nghề, việc đem lại lợi ích kinh tế cho con người các n đó. Nhiều lợi ích kinh tế nhất là nuôi cá, tiếp theo là làm vườn, sau đó là làm ruộng.

- Cơ sở khẳng định thứ tự trên là từ giá trị kinh tế thực tế của các nghề. Tuy nhiên không phải với nơi nào cũng đúng.

- Câu tục ngữ giúp con người biết khai thác tốt điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tao ra của cải vật chất.

* “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.’’

-khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố (nước, phân, lao động, gieo llúa) đối với nghề trồng lúa nước ở ta.

- Kinh nghiệm của câu tục ngữ đươc vận dụng trong quá trình trồng lúa, người nông dân thấy được tầm quan trọng của từng yếu tố cũng như mối quan hệ của chúng.Nó có ích đối với rnôl đất nước chủ yêu sống bằng nghề nông.

“Nhất thì, nhì thục”

-  Khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và của đất đai đã được khai phi. chăm hổn đối với nghề trồng trọt.

4: Nhìn chung tục ngữ có những đặc điểm về hình thức:

- Hình thức ngắn gọn.

- Số lượng tiếng trong một câu tục ngữ rất ít (câu 5, 8 không thể thu gọn được nữa. Nêu thêm từ sẽ không tạo được ấn tượng mạnh trong việc khẳng định). Mặc đù ngắn gọn nhưng nội dung thì không đơn giản thế.

- Thường có vần, nhât là vần lưng (tức là vần ở giữa câu).

- Các vê thường đối xứng nhau (cả hình thức và nội dung).

- Hình ảnh trong tục ngữ cụ thể, sinh động. Tục ngữ sử dụng cả cách nói quá để khẳng định nội dung, ý tưởng. Hình ảnh làm các câu tục ngữ trở nên tươi mát, hàm súc và kinh nghiệm được diễn đạt trong đó có sức thuyết phục hơn.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Ngữ văn lớp 7 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây: