Bài tập
1 -4 : Bài tập 12,3,4 trang 153, SGK.
5. Điền các điệp ngữ vào chỗ trống trong bài ca dao sau
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất ?
Khăn ...
Khăn vắt lên vai ?
Khăn ...
Khăn chùi nước mắt ?
Đèn …
Mà đèn chẳng tắt ?
Mắt ...
Mắt không ngủ yên ?
6. Phân tích cái hay của điệp ngữ trong bài thơ sau đây
Ò... ó... o
Ò... ó... o
Tiếng gà
Tiếng gà
Giục quả na
Mở mắt
Tròn xoe
Giục hàng tre
Đâm măng
Nhọn hoắt
Giục hàng chuối
Thơm lừng
Trứng cuốc
Advertisements (Quảng cáo)
Giục hàng đậu
Nảy mầm
Giục bông lúa
Uốn câu
Giục con trâu
Ra đồng
Giục đàn sao
Trên trời
Chạy trốn
Gọi ông trời
Nhô lên
Rửa mặt
Ôi bốn bề
Bát ngát
Tiếng gà
Ò... ó... o
Ò... ó... o
Gợi ý làm bài
1. a) Đoạn thứ nhất : Em hãy đặt lời nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào bối cảnh lịch sử của nước ta năm 1945 để thấy rõ ở thời điểm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh vấn đề gì (vấn đề mà tác giả lặp đi lặp lại).
b) Đoạn thứ hai : Tìm từ được lặp lại nhiều lần (điệp ngữ) và giải thích vì sao tác giả dùng điệp ngữ đó.
2. Trước hết, tìm các điệp ngữ, sau đó vận dụng kiến thức đã học để xác định dạng của điệp ngữ này (điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp hay điệp ngữ chuyên tiếp).
3. a) Sử đụng điệp ngữ là để đạt hiệu quả diễn đạt tốt chứ không phải viết những câu văn rườm rà, lặp đi lặp lại các từ ngữ một cách không cần thiết như trong đoạn văn này.
b) Bỏ bớt những từ ngữ trùng lặp không cần thiết. Có thể gộp hai hoặc nhiều câu thành một câu.
4. Khi viết đoạn văn phải chú ý sử dụng điệp ngữ có tác dụng tốt như đã học.
5. Đọc qua cả bài để tìm xem ở đây tác giả muốn nhấn mạnh điều gì, từ đó xác định điệp ngữ thích hợp.
6. Chú ý đến tác dụng của các điệp ngữ trong việc tạo âm thanh, cảnh sắc làng quê lúc rạng sáng.