Trang chủ Lớp 7 SBT Ngữ văn lớp 7 (sách cũ) Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm SBT Văn 7 tập...

Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm SBT Văn 7 tập 1: Hãy viết đoạn Mở bài cho các đề văn sau...

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 64 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Hãy viết đoạn Mở bài cho các đề văn sau : a) Em yêu quê em. b) Em yêu hoa đào.. Soạn bài Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm SBT Ngữ Văn 7 tập 1

Bài tập

1. Một bạn lập đàn bài cho đề bài Em yêu cây cau như sau :

(I) Mở  bài:

- Vườn nhà em có một hàng cau...

- Mỗi lần đi học về, từ xa em đã nhìn thây tàu cau đung đưa như vẫy chào thân mật.

(II) Thân bài:

- Cây cau sạch.

- Hoa cau đẹp một màu trắng ngà và thơm ngan ngát.

- Tàu cau thuở bé em dùng làm ngựa chạy nhong nhong.

- Bẹ cau màu trắng dùng gói cơm nắm.

- Cây cau vươn cao thẳng đứng, đón nhiều ánh nắng.

- Tàu cau ngày mưa hứng nước mưa vào bể chứa, vào chum để dùng quanh năm.

- Quả cau cần cho người ta làm đám cưới, đám giỗ, bán lấy tiền.

(III) Kết bài:

- Cây cau thân thiết với gia đình.

- Bà em ăn trầu, quý cây cau.

- Em yêu cây cau vì em yêu bà em.

- Em yêu cây cau vì nó làm cho khung cảnh làng quê thêm đẹp. Mỗi lần bán được cau, bà cho em tiền ăn quà, mua sách vở.

   Hãy tìm những ý em cho là hợp lí, bỏ những ý em cho là không hợp.

2.  Có bạn làm bài văn biểu cảm theo đề bài : Cây sấu Hà Nội, nhưng do không quan sát kĩ nên đã viết những chi tiết không đúng. Em hãy chỉ ra những chi tiết sai trong các câu sau :

a) Hằng năm cứ vào mùa thu, người Hà Nội lại được hưởng những cơn mưa lá sấu vảng trút xuống vai trong hương thơm dìu dịu.

Advertisements (Quảng cáo)

b) Những mảng hoa hình sao màu trắng sữa chao nghiêng trong gió.

c) Sấu dầm vừa ngọt vừa thơm, ăn vào đỡ khát trong những trưa hè Hà Nội.

3.  Điền các từ ngữ xanh mướt, mũ tai bèo, vạt áo, bao dung, chậu cảnh, tu dưỡng, trong mát, một rừng, chân lấm tay bùn, tinh khiết, dân dã, đồng nội vào những chỗ trống thích hợp để tạo thành một bài văn biểu cảm. Đọc lại và cho biết chủ đề bài văn biểu cảm. Đặt cho bài văn một nhan đề thích hợp.

   Đi đâu em cũng không quên được những đầm sen quê em. Những đầm sen rộng, ...  Đầu mỗi mùa hè, chúng em ngồi thuyền nhỏ len lỏi giữa ... lá sen to rộng . Lá sen to như những ... phất phơ trước gió. Ngắt một lá sen che đầu, trông như chiếc ... của anh Giải phóng quân, vừa có thể che nấng, che mưa, lại vừa toả một mùi thơm ngan ngát mát dịu, thoang thoảng. Hoa sen cánh màu hồng nhạt, nhị vàng tươi, rực rỡ giữa đầm lấásen màu xanh lá cây đậm. Hoa sen toả một mùi hương....

   Ngồi trong thuyền giữa đầm sen, bao giờ em cũng nhớ tới câu ca dao “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn “. Từ ngàn xưa người ta đã lấy hoa sen dể tượng trưng cho tinh thần đạo đức trong trắng. Ai có thể chọn cho mình một nơi tốt đẹp để được sinh ra ? Nhưng biết lắng lọc... thì dù nơi ao tù bùn đọng cũng sẽ trở thành một giá trị tuyệt đỉnh. Đức Phật chọn toà sen để ngồi, hẳn ngài thấy sen tượng trưng cho sức mạnh ... và siêu thăng ?

   Nhưng dù người xưa nói đến ý nghĩa cao siêu thế nào thì em vẫn thấy hoa sen là một thứ hoa ... đồng nội, thân cây dầm trong nước, rễ đâm vào bùn sâu, rất giống với người nông dân hai sương một nắng làm ra bao nhiêu của cải thơm tho cho đời. Lá sen to là một thứ lá có khả năng che chở, đùm bọc, như tấm lòng ... của người đồng quê. Hoa sen là hoa đồng nội không phải hoa trong ... Em yêu hoa sen như yêu người... quê em.

4.  Hãy viết đoạn Mở bài cho các đề văn sau :

a) Em yêu quê em.

b) Em yêu hoa đào.


Gợi ý làm bài

1. Cây cau bao đời gắn bó với làng quê, phong tục Việt Nam. Em nào chưa có dịp thể nghiệm hình bóng cây cau trong vườn nhà thì phát huy sức tưởng tượng trên cơ sở các chi tiết được nêu. Các ý thứ 4, 5, 6 ở phần Thân bài thiên về nêu đặc điểm, chưa gắn với yêu cầu biểu cảm.

2. Hãy so sánh với các ý được nêu ở bài Cây sấu Hà Nội (trang 100, SGK) để tìm ra chi tiết sai.

3. Sau khi điền các từ ngữ vào chỗ trống, em hãy đọc lại cả bài xem có phù hợp hay không. Điều chỉnh lại nếu thấy cần thiết. Chủ đề bài văn nói về tình yêu hoa sen. Có thể đặt nhan đề : Hoa sen quê em, Đầm sen quê em.

4. a) Viết đoạn Mở bài cho đề văn : Em yêu quê em.

   Đối với đề văn này em cần suy nghĩ để cụ thể hoá nội dung đề văn. Bởi vì “Em yêu quê em” là một đề văn có phạm vi nội dung rất rộng. Quê hương có nhiều lí do, nhiều phương diện để yêu : quê em đẹp, quê em giàu, quê em tình nghĩa, quê em anh hùng, quê em hiếu học... Mỗi phương diện đều đáng cho ta viết bài ngợi ca. Nếu em chọn phương điện quê em bình dị, chất phác hay quê em hiếu khách... cũng là những phương diện đáng viết. Sau đây là một đoạn Mở bài theo lối tương phản :

   Người ta ai cũng yêu quê hương của mình, giống như con cái yêu quý người mẹ. Có người yêu quê hương vì quê hương đẹp, quê hương giàu, riêng em yêu quê hương vì quê em chất phác, bình dị.

   Quê em lả một làng hẻo lảnh. Không có những lầu cao ngất nghểu, không có những mái nhọn chọc trời. Làng em chỉ là những mái tranh bình dị, nép mình trong những khu vườn xanh mướt...

b) Đối với đề văn này em hãy nghĩ đến những vẻ đẹp, phong tục khiến cho em yêu hoa đào. Sau đây là một đoạn Mở bài :

   Mọi người ai cũng yêu hoa; nhất là trong mấy ngày Tết, không nhà ai là không có hoa. Trong muôn loài hoa khoe sắc ngày xuân, em yêu nhất hoa đào.

   Phần Thân bài nêu cảm xúc đối với vẻ đẹp của hoa đào.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Ngữ văn lớp 7 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)