Trang chủ Lớp 7 SBT Ngữ văn lớp 7 Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê SBT Văn...

Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê SBT Văn 7 tập 1 trang 13:Em hiểu thế nào là nhân vật trong tác phẩm văn học ?...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 13 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy ? Việc lựa chọn ngôi kể này có tác dụng gì ?. Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê SBT Ngữ Văn 7 tập 1

Advertisements (Quảng cáo)

1. Em hiểu thế nào là nhân vật trong tác phẩm văn học ? Nhân vật chính là nhân vật như thế nào ? Truyện Cuộc chia tay của những con búp bê có những nhân vật nào ? Ai là nhân vật chính trong truyện ?

Trả lời: Câu hỏi này không khó, HS hoàn toàn có thể trả lời được. Tuy nhiên, nếu có ý kiến cho rằng : Hai con búp bê trong truyện cũng là hai nhân vật, em có đồng ý không ? Tại sao ?

2. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy ? Việc lựa chọn ngôi kể này có tác dụng gì ?

Trả lời: Trong Chương trình Ngữ văn lớp 6, khi học văn tự sự các em đã làm quen với vấn đề ngôi kể trong truyện, chú ý : mỗi ngôi kể có một ý nghĩa riêng.

Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật xưng “tôi” trong truyện là Thành, người trong cuộc, người chứng kiến các việc xảy ra, người cùng chịu nỗi đau như em gái của mình. Việc lựa chọn ngôi kể này đã giúp tác giả thể hiện được một cách sâu sắc những suy nghĩ, tình cảm và tâm trạng của các nhân vật. Mặt khác kể theo ngôi này cũng làm tăng thêm tính chân thực của truyện và do vậy sức thuyết phục của truyện cũng cao hơn.

3. Tên truyện có liên quan gì đến ý nghĩa của truyện không ? Nếu đặt tên lại cho truyện này thì em sẽ đặt tên là gì ?

Để trả lời câu hỏi này, các em cần chú ý các câu hỏi gợi mở : Những con búp bê gợi cho em suy nghĩ gì ? Trong truyện, chúng có chia tay thật không ? Chúng đã mắc lỗi gì ? Vì sao chúng phải chia tay ? … Từ đây có thể rút ra tên truyện có liên quan đến nội dung, chủ đề của truyện. Việc đặt tên lại cho truyện tuỳ vào mỗi HS, tuy vậy tên truyện phải gắn với nội dung và chủ đề chính của truyện.

Những con búp bê vốn là đồ chơi của tuổi nhỏ, thường gợi lên sự ngộ nghĩnh, trong sáng, ngây thơ, vô tội. Những con búp bê trong truyện cũng như hai anh em Thành, Thuỷ trong sáng, vô tư, không có tội lỗi gì… thế mà đành phải chia tay. Tên truyện đã gợi ra một tình huống buộc người đọc phải theo dõi và góp phần thể hiện được ý định mà người viết muốn thể hiện.

4. Câu 3, trang 27, SGK

Trong việc tiếp nhận một tác phẩm tự sự, ngoài việc nắm cốt truyện, nhân vật, HS cần phải nắm được một số chi tiết tiêu biểu của truyện. Những chi tiết tiêu biểu là những chi tiết làm nổi bật được nội dung tư tưởng của truyện. Câu hỏi này nhấn mạnh tới các chi tiết nhằm làm nổi bật những tình cảm cao đẹp của hai em Thành, Thuỷ trong truyện. Những chi tiết khác không cần nêu lên. Mục đích là rèn luyện cho các em biết phát hiện các chi tiết tiêu biểu của truyện và hướng các em vào nội dung chính cần phân tích, tiếp nhận.

Từ gợi ý trên, các em có thể tự tìm ra một số chi tiết mà mình cho là tiêu biểu.

5. Câu 4*, trang 27, SGK.

Advertisements (Quảng cáo)

Câu hỏi này đòi hỏi HS đi sâu vào phân tích một sự việc (hành động) của nhân vật chính, từ đó thấy được nội dung sâu sắc của truyện. Đây là câu hỏi khó.

Mâu thuẫn ở chỗ một mặt Thuỷ rất giận dữ không muốn chia rẽ hai con búp bê, nhưng mặt khác em lại rất thương Thành, sợ đêm đêm không có con Vệ Sĩ canh giấc ngủ cho anh, nên em rất bối rối sau khi đã “tru tréo lên giận dữ”.

Đưa ra tình huống này, tác giả khiến bạn đọc phải suy nghĩ, muốn giải quyết mâu thuẫn này, chỉ có cách gia đình Thuỷ, Thành phải đoàn tụ, hai anh em không phải chia tay. Cuối truyện, Thuỷ lựa chọn cách để lại cả con Em Nhỏ ở bên cạnh con Vệ Sĩ để chúng không bao giờ phải xa nhau. Cách lựa chọn của Thuỷ gợi lên trong lòng người đọc sự thương cảm đối với Thuỷ, thương cảm một em gái vừa giàu lòng vị tha – vừa thương anh, thương cả những con búp bê, thà mình chịu chia lìa chứ khổng để búp bê phải chia tay, thà mình chịu thiệt thòi để anh mình luôn có con Vệ Sĩ gác cho ngủ đêm đêm. Chi tiết này cũng khiến cho người đọc thấy sự chia tay của hai em nhỏ là rất vô lí, là không nên có.

6. Câu 5, trang 27, SGK.

Câu hỏi này cũng tập trung vào chi tiết, nhưng chỉ lựa chọn một chi tiết khiến cô giáo bàng hoàng và một chi tiết khiến HS cảm động nhất, chứ không phải chỉ ra nhiều chi tiết như câu hỏi 4. Em tự tìm ra chi tiết ấy theo yêu cầu của bài tập đã nêu.

7. Câu 6, trang 27, SGK.

Giải thích tâm trạng của nhân vật Thành. Đây là câu hỏi yêu cầu HS phải suy luận, qua đó thấy được tài miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả.

Có thể giải thích là Thành thấy kinh ngạc vì trong khi mọi việc đều vẫn rất bình thường, cảnh vật vẫn rất đẹp, cuộc đời vẫn bình yên… ấy thế mà Thành và Thuỷ lại phải chịu đựng sự mất mát và đổ vỡ quá lớn. Nói cách khác, Thành ngạc nhiên vì trong tâm hồn mình đang nổi “dông – bão”, vì sắp phải chia lìa với đứa em gái bé nhỏ, thân thiết, cả trời đất như sụp đổ trong em, thế mà bên ngoài mọi người và đất trời vẫn êm ả, bình lặng, không có gì thay đổi. Đây là một diễn biến tâm lí đã được tác giả miêu tả rất chính xác. Nó làm tăng thêm nỗi buồn sâu thẳm, trạng thái thất vọng, bơ vơ lạc lõng của nhân vật trong truyện.

8. Em có suy nghĩ gì về câu nói của Xu-khôm-lin-xki :

“Tuổi thiếu niên là một cung điện tràn ngập ánh sáng và tri thức. Thiếu tri thức… nó sẽ là một cái hang u tối”.

Câu nói của nhà tâm lí – giáo dục học nổi tiếng Xu-khôm-lin-xki gợi lên trong ta nhiều suy nghĩ. Em có thể phát biểu bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề chính mà tác giả muốn khẳng định là : Trí thức có một vai trò hết sức to lớn đối với lứa tuổi thiếu niên. Hình ảnh cung điện trần ngập ánh sáng và tri thức như một biểu tượng đẹp đẽ về hạnh phúc dành cho tuổi thiếu niên. Ngược lại hình ảnh cái hang u tối lại là biểu tượng của sự bất hạnh : đói nghèo và dốt nát. Cái cung điện hạnh phúc có thể trở thành cái hang đau khổ chỉ vì thiếu tri thức. Thiếu những hiểu biết, con người dù sống trong những toà nhà cao rộng, đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa, cũng chỉ là sống trong cái hang u tối mà thôi. Những em bé không được sống trong tình yêu thương của bố mẹ, không được đến trường thì tuổi thơ cũng chỉ như là một cái hang u tối.