Trang chủ Lớp 7 SBT Toán 7 - Cánh diều Bài 14 trang 70 SBT Toán lớp 7 Cánh diều: a) Cho...

Bài 14 trang 70 SBT Toán lớp 7 Cánh diều: a) Cho tam giác ABC có AB = 15 cm, BC = 8 cm. Tính độ dài cạnh AC, biết độ dài của n...

Giải Bài 14 trang 70 sách bài tập toán 7 - Cánh diều - Bài 2: Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện. Bất đẳng thức tam giác

Question - Câu hỏi/Đề bài

a) Cho tam giác ABC có AB = 15 cm, BC = 8 cm. Tính độ dài cạnh AC, biết độ dài của nó (theo đơn vị xăng-ti-mét) là một số nguyên tố lớn hơn bình phương của 4.

b) Độ dài ba cạnh của tam giác MNP tỉ lệ với 2; 3; 4. Tính độ dài cạnh lớn nhất, biết tổng độ dài hai cạnh là 20 cm.

- Áp dụng bất đằng thức tam giác để tìm độ dài cạnh AC.

- Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau trong đọ dài ba cạnh tam giác MNP để tìm độ dài cạnh lớn nhất của tam giác.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Áp dụng bất đẳng thức tam giác cho tam giác ABC ta có:

AB – BC < AC < AB + BC

Hay 15 – 8 < AC < 15 + 8

Advertisements (Quảng cáo)

Suy ra 7 < AC < 23.

Độ dài cạnh AC là một số nguyên tố lớn hơn bình phương của 4 tức là AC > 42 = 16 và AC là số nguyên tố.

Do đó AC = 17 cm hoặc AC = 19 cm.

Vậy AC = 17 cm hoặc AC = 19 cm.

b) Gọi độ dài ba cạnh của tam giác MNP là m, n, p với\(0{\rm{ }} < {\rm{ }}m{\rm{ }} \le {\rm{ }}n{\rm{ }} \le {\rm{ }}p.\)

Độ dài ba cạnh của tam giác MNP tỉ lệ với 2; 3; 4 nên ta có:

\(\frac{m}{2} = \frac{n}{3} = \frac{p}{4}\)

Mặt khác tổng độ dài hai cạnh là 20 cm nên \(m{\rm{ }} + {\rm{ }}n{\rm{ }} = {\rm{ }}20{\rm{ }}\left( {cm} \right).\)

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

\(\frac{m}{2} = \frac{n}{3} = \frac{p}{4} = \frac{{m + n}}{{2 + 3}} = \frac{{20}}{5} = 4\)

Suy ra\({\rm{ }}p{\rm{ }} = {\rm{ }}4{\rm{ }}.{\rm{ }}4{\rm{ }} = {\rm{ }}16{\rm{ }}\left( {cm} \right).\)

Vậy độ dài cạnh lớn nhất của tam giác MNP là 16 cm.

Advertisements (Quảng cáo)