Chỉ số cơ thể thường được biết đến với tên viết tắt là BMI theo tên tiếng Anh Body Mass Index, là một tỉ số cho phép đánh giá thể trạng của một người là gầy, bình thường hay béo. Chỉ số khối cơ thể của một người được tính theo công thức sau: \(BMI = \dfrac{m}{{{h^2}}}\), trong đó m là khối lượng cơ thể tính theo ki-lô-gam, h là chiều cao tính theo mét.
Kết quả (cân nặng, chiều cao) của bốn học sinh Đạt, Hà, Nam, Linh lớp 7A (độ tuổi 13) được cho trong Bảng 3.
a) Tính chỉ số BMI của từng học sinh Đạt, Hà, Nam, Linh (làm tròn kết quả đến hàng phần mười).
b) Biểu đồ ở Hình 5 cho ta đánh giá thể trạng của học sinh lớp 7 (độ tuổi 13) theo BMI như sau:
- BMI < 15,2: Thiếu cân;
- 15,2 ≤ BMI < 22,7: Sức khỏe dinh dưỡng tốt;
- 22,7 ≤ BMI < 27,2: Nguy cơ béo phì;
- 27,2 ≤ BMI: Béo phì.
Nhận xét thể trạng (thiếu cân, sức khỏe dinh dưỡng tốt, nguy cơ béo phì, béo phì) của mỗi học sinh Đạt, Hà, Nam, Linh.
a) Áp dụng công thức \(BMI = \dfrac{m}{{{h^2}}}\) để tính chỉ số BMI của từng bạn.
Advertisements (Quảng cáo)
b) Dựa vào chỉ số BMI đã tính được của mỗi bạn và biểu đồ Hình 5, ta nhận xét thể trạng của mỗi bạn.
a) Ta có: Chỉ số BMI của:
Đạt là: \(\dfrac{{44}}{{{{(1,55)}^2}}} = 18,3142... \approx 18,3\).
Hà là: \(\dfrac{{58}}{{{{(1,56)}^2}}} = 23,8330... \approx 23,8\).
Nam là: \(\dfrac{{75}}{{{{(1,62)}^2}}} = 28,5779... \approx 28,6\).
Linh là: \(\dfrac{{37}}{{{{(1,59)}^2}}} = 14,6354... \approx 14,6\).
b) Ta thấy:
\(\begin{array}{l}15,2 \le 18,3 < 22,7\\22,7 \le 23,8 < 27,2\\27,2 \le 28,6\\14,6 < 15,2\end{array}\)
Vậy thể trạng của mỗi học sinh Đạt, Hà, Nam, Linh lần lượt là: sức khỏe dinh dưỡng tốt, nguy cơ béo phì, béo phì, thiếu cân.