Trang chủ Lớp 7 SBT Toán 7 - Cánh diều Bài 83 trang 92 SBT Toán 7 Cánh diều: Cho hai đường...

Bài 83 trang 92 SBT Toán 7 Cánh diều: Cho hai đường thẳng song song a, b và một đường thẳng c (c cắt a tại E, c cắt b tại...

Giải Bài 83 trang 92 sách bài tập toán 7 - Cánh diều - Bài 11: Tính chất ba đường phân giác của tam giác

Question - Câu hỏi/Đề bài

Cho hai đường thẳng song song a, b và một đường thẳng c (c cắt a tại E, c cắt b tại F). Hai tia phân giác của các góc aEF và bFE cắt nhau tại I. Gọi A, B lần lượt là hình chiếu của I trên các đường thẳng a và b (Hình 52).

 

Chứng minh:

a) Tam giác EIF là tam giác vuông;

b) IA = IB.

- Chứng minh góc EIF bằng \({90^o}\) (sử dụng tính chất tia phân giác của một góc) từ đó suy ra tam giác EIF vuuong tại I.

- Chứng minh IA = IC và IC = IB nên IA = IB.

Answer - Lời giải/Đáp án

Advertisements (Quảng cáo)

a) Vì EI là tia phân giác của góc aEF nên \(\widehat {AEI} = \widehat {IEF} = \frac{1}{2}\widehat {AEF}\)

Vì FI là tia phân giác của góc bFE nên \(\widehat {BFI} = \widehat {IFE} = \frac{1}{2}\widehat {BFE}\).

Vì a // b nên \(\widehat {aEF} + \widehat {bFE} = 180^\circ \) (hai góc trong cùng phía)

Suy ra \(\widehat {IEF} + \widehat {IFE} = \frac{{\widehat {aEF} + \widehat {bFE}}}{2} = \frac{{180^\circ }}{2} = 90^\circ \).

Xét ∆IEF có  \(\widehat {EIF} = 180^\circ  - \left( {\widehat {{\rm{IEF}}} + \widehat {IFE}} \right) = 180^\circ  - 90^\circ  = 90^\circ .\)(tổng ba góc của một tam giác).

Suy ra

Vậy tam giác EIF là tam giác vuông tại I.

b) Gọi C là hình chiếu của I trên đường thẳng c.

Do EI là tia phân giác của góc AEF nên IA = IC (1)

Do FI là tia phân giác của góc EFB nên IC = IB (2)

Từ (1) và (2) ta có IA = IB.

Vậy IA = IB.

Advertisements (Quảng cáo)