Trang chủ Lớp 7 SGK Công nghệ 7 - Cánh diều Câu hỏi trang 27 Công nghệ 7 – Cánh diều: Rừng ở...

Câu hỏi trang 27 Công nghệ 7 - Cánh diều: Rừng ở nước ta được phân chia thành mấy loại?...

Đọc nội dung mục 2 trang 26, ta thấy: Rừng được chia thành 3 loại Trả lời Câu hỏi trang 27 - Bài 4. Giới thiệu chung về rừng SGK Công nghệ 7 - Cánh diều.

Câu hỏi:

Rừng ở nước ta được phân chia thành mấy loại?

Đọc nội dung mục 2 trang 26, ta thấy: Rừng được chia thành 3 loại:

+ Rừng đặc dụng

+ Rừng phòng hộ

+ Rừng sản xuất

Theo mục đích sử dụng, rừng được chia thành ba loại:

- Rừng đặc dụng: là loại rừng được thành lập để bảo tồn thiên nhiên, nguồn gene sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa. Kiểu rừng này gồm có: vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng văn hóa – lịch sử - môi trường.

- Rừng phòng hộ: là loại rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường. Rừng phòng hộ gồm: rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.

- Rừng sản xuất: được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gốm, các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường.

Luyện tập:

1. Dựa vào nội dung phân loại rừng, em hãy hoàn thành Bảng 4.1.

TableDescription automatically generated

2. Kể tên những loại rừng có trong Hình 4.3.

A picture containing text, tree, sky, outdoorDescription automatically generated

- Đọc lại nội dung mục 2 để tìm ra mục đích của từng loại rừng.

- Dựa vào mục đích của từng loại rừng để gọi tên các loại rừng ứng với các Hình 4.3

1.

Loại rừng

Mục đích sử dụng

Rừng đặc dụng

- Để bảo tồn thiên nhiên, nguồn gene sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa.

Rừng phòng hộ

- Để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường.

Rừng sản xuất

- Để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bào vệ môi trường.

2.

Advertisements (Quảng cáo)

Hình 4.3.a: Rừng đước: Rừng phòng hộ

Hình 4.3.b: Rừng phòng hộ

Hình 4.3.c: Rừng đặc dụng

Hình 4.3.d: Rừng sản xuất

Vận dụng:

Nêu và mô tả đặc điểm một loại rừng mà em biết.

Vận dụng thực tế để trả lời. Tìm hiểu trên báo đài, internet.

Ví dụ: Rừng đước Năm Căn

Rừng đước Năm Căn có diện tích lên đến 63.017ha, đứng thứ 2 trên thế giới, hình dạng giống chữ V như một bán đảo với 3 mặt giáp biển. Rừng chủ yếu nằm trên địa phận huyện Năm Căn và ngọc Hiển. Hệ sinh thái nơi đây độc đáo, thảm thực vật đa dạng bao gồm nhiều loài cây như đước, mắm, bẹt, chà là và nhiều cây dương xỉ.. trong đó, loại cây chiếm phần lớn diện tích và có giá trị kinh tế cao là đước, từ đó cái tên Rừng đước Năm Căn trở nên nổi tiếng gần xa, thu hút nhiều du khách đến đây khám phá thiên nhiên của khu rừng ngập mặn trù phú.

A picture containing tree, outdoor, plant, forestDescription automatically generated

A picture containing tree, water, river, outdoorDescription automatically generated

Những năm tháng kháng chiến chống Pháp và Mỹ, người dân đất mũi đã vào khu rừng đước này để trú ẩn, xây dựng làng và chính nhờ địa hình rừng cùng các kênh rạch chằng chịt các đã gây khó khăn rất nhiều cho quân địch, vì thế mà quân mà dân ta đã làm tan tác bao cuộc càn quét của địch, bẻ gãy nhiều "chiến dịch Hạm đội nhỏ trên sông”.

Rừng đước Năm Căn gây ấn tượng với biết bao du khách phương xa, vẫn là những dòng sông nhỏ, kênh rạch nhiều như mạng nhện luôn cuồn cuộn nước, bãi bùn dài tăm tắp và cây cối vươn cao, rừng đước ngày đêm âm thầm dấn bước chân mình ra biển khơi. Chính vì những chứng tích lịch sử oai hùng, tầm quan trọng to lớn của rừng đối với đất nước đã làm cho nơi đây không giống bất cứ đâu, rừng đước cứ thế bồi đắp phù sa và lấn biển, làm đất nước ta ngày càng dài rộng hơn.

A picture containing tree, outdoor, pondDescription automatically generated

Ngoài ra, còn có một bãi bồi rộng lớn ở phía tây Mũi Cà Mau với tổng diện tích 6.456ha, mỗi năm lấn thêm ra biển hàng trăm mét làm cho đất nước ta thêm dài; đồng thời, đây cũng là nơi trú ngụ, sinh sản của các loài thủy sinh - nguồn cung cấp con giống thiên nhiên vô tận cho ngành nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau. Rừng đước Năm Căn còn giúp ngăn chặn sự xâm thực của biển, chống xoáy lở, bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái…

A body of water with trees around itDescription automatically generated with medium confidence

Về thăm rừng đước, bạn sẽ được lênh đênh trên xuồng máy, xuôi sóng qua từng mảng rừng ngập mặn, tận mắt ngắm nhìn khu rừng rộng lớn thuộc top của thế giới, đa dạng sinh học với nhiều loài chim, thú và bò sát,v.v.. nơi đây xứng đáng là điểm đến khám phá thú nhất ở Cà Mau.

Tìm hiểu thêm:

Dấu chân carbon là gì?

Tìm hiểu trên internet ta biết được:

Dấu chân carbon là lượng khí nhà kính (trong đó chủ yếu là carbon dioxide) thải vào khí quyển bởi một hoạt động cụ thể của con người.

Dấu chân carbon là:

A picture containing text, roomDescription automatically generated

Dấu chân carbon trong tiếng Anh là carbon footprint.

Dấu chân carbon là lượng khí nhà kính (trong đó chủ yếu là carbon dioxide) thải vào khí quyển bởi một hoạt động cụ thể của con người. Dấu chân carbon có thể là phạm vi rộng hoặc được áp dụng cho các hoạt động của một cá nhân, một gia đình, một sự kiện, một tổ chức hoặc thậm chí là cả một quốc gia.

Hiểu theo cách đơn giản, dấu chân cacbon là tổng lượng khí nhà kính được sản xuất để hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho các hoạt động của con người, thường được biểu thị dưới dạng tấn cacbon dioxide (CO2).

Dấu chân cacbon thường được đo bằng tấn CO2 phát ra mỗi năm, hoặc có thể được bổ sung bằng tấn khí tương đương CO2, bao gồm metan (CH4), oxit nitơ (N2O) và các loại khí nhà kính khác.

Advertisements (Quảng cáo)