Trang chủ Lớp 7 Vở bài tập Vật lí 7 Câu 18.a, 18.b, 18.c phần bài tập bổ sung trong SBT trang...

Câu 18.a, 18.b, 18.c phần bài tập bổ sung trong SBT trang 58,59 VBT Vật Lý lớp 7: Hai quả cầu nhỏ bằng nhựa mang điện tích cùng loại (cùng dấu)...

Câu 18.a, 18.b, 18.c phần bài tập bổ sung trong SBT – Trang 58,59 Vở bài tập Vật lí 7. D. có khi đẩy nhau, có khi hút nhau.. Bài 18. Hai loại điện tích

Advertisements (Quảng cáo)


18.a.
18.b.
18.c.

2. Bài tập bổ sung 

18.a.

Hai quả cầu nhỏ bằng nhựa mang điện tích cùng loại (cùng dấu) khi đặt gần nhau thì chúng

A. hút nhau.

B. đẩy nhau.

C. không đẩy và không hút nhau.

D. có khi đẩy nhau, có khi hút nhau.

Phương pháp: các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau 

  

Chọn B

Vì hai điện tích cùng loại thì đẩy nhau.

18.b.

Hai thước nhựa hút nhau sau khi được cọ xát và được đặt gần nhau. Có thể xảy ra trường hợp nào dưới đây ?

A. Hai thước nhựa mang điện tích dương;

B. Hai thước không mang điện (không nhiễm điện);

C. Hai thước mang điện tích âm.

D. Một thước mang điện, còn thước kia không mang điện.

Advertisements (Quảng cáo)

Phương pháp: sử dụng lí thuyết:

– các vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác.  

– các vật nhiễm điện khác loại thì hút

 

Chọn D.

Vì hai thước nhựa hút nhau nên nếu chúng mang điện thì điện tích của chúng trái dấu nhau, do đó A, C, B sai. Trường hợp 1 thước mang điện vẫn có khả năng hút vật không mang điện. Vì vậy trường hợp D có thể xảy ra.

18.c.

Ghép mỗi phần 1, 2, 3, 4 với một phần a, b, c dưới đây để thành một câu đúng nghĩa:

 

hình 18.c - bài 18 trang 59 VBT vật lí 7

Phương pháp: sử dụng lí thuyết:

– các vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác.  

– các vật nhiễm điện khác loại thì hút

 

Ghép: 1 – b; 2 – c; 3 – a; 4 – c. 

 

();
}
}
});