Trang chủ Lớp 7 Vở bài tập Vật lí 7 (sách cũ) Mục I – Phần A trang 72 Vở bài tập Vật lý...

Mục I - Phần A trang 72 Vở bài tập Vật lý 7: TÁC DỤNG NHIỆT...

Mục I - Phần A - Trang 72 Vở bài tập Vật lí 7. b) Dây tóc bóng đèn bị đốt nóng mạnh và phát sáng khi có dòng điện chạy qua.. Bài 22. Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện


C1.
C2.
C3.
Kết luận
C4.

I - TÁC DỤNG NHIỆT

C1.

Một số dụng cụ, thiết bị thường dùng được đốt nóng khi có dòng điện chạy qua : bón đèn dây tóc, bếp điện, nồi cơm điện, bàn là, lò nướng, lò sưởi điện, máy sấy tóc, ....

C2.

a) Khi đèn sáng, bóng đèn có nóng lên. Có thể xác nhận qua cảm giác bằng tay hoặc dùng nhiệt kế.

b) Dây tóc bóng đèn bị đốt nóng mạnh và phát sáng khi có dòng điện chạy qua.

c) Vì nhiệt độ nóng chảy của vonfram (3370oC) lớn hơn nhiệt độ để dây tóc bóng đèn phát sáng (khoảng 2500oC), nên dây tóc bóng đèn làm bằng vonfram không bị nóng chảy khi đèn phát sáng.

C3.

Advertisements (Quảng cáo)

a) Các mảnh giấy bị nám đen hoặc cháy đứt và rơi xuống.

b) Dòng điện làm dây AB nóng lên.

Kết luận

Khi có dòng điện chạy qua, các vật dẫn bị nóng lên.

Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn làm dây tóc nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng.

C4.

- Đồng và chì đều dẫn điện, nên dòng điện đi qua đoạn dây chì nối với dây đồng.

- Do tác dụng nhiệt của dòng điện dây đồng lẫn dây chì đều bị nóng lên. Khi đoạn dây chì nóng lên trên 327oC thì dây chì bị đứt (nhiệt độ nóng chảy của chì là 327oC) làm ngắt mạch điện (mạch điện bị hở). Lúc này, không có dòng điện chạy trong mạch nên tránh được hư hại và tổn thất có thể xảy ra.

();
}
}
});

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Vở bài tập Vật lí 7 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)