Khi ta nhai cơm (trong cơm có tinh bột) có thể xảy ra hai phản ứng hoá học trên.
Hãy ghi lại phương trình chữ của hai phản ứng và giải thích vì sao khi nhai kĩ cơm ta thấy có vị hơi ngọt.
. Bài 13.8 Trang 19 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8 - Bài 13: Phản ứng hóa học
Biết rằng trong nước bọt có men amilaza làm chất xúc tác cho phản ứng của tinh bột với nước chuyển thành mantozơ (đường mạch nha) và một ít men mantaza làm chất xúc tác cho phản ứng của mantozơ với nước chuyển thành glucozơ.
Khi ta nhai cơm (trong cơm có tinh bột) có thể xảy ra hai phản ứng hoá học trên.
Hãy ghi lại phương trình chữ của hai phản ứng và giải thích vì sao khi nhai kĩ cơm ta thấy có vị hơi ngọt.
Giải
13.8. Các phương trình chữ của hai phản ứng : |
Tinh bột + Nước \( \to \) Mantozơ. |
Advertisements (Quảng cáo) Mantozơ + Nước \( \to \) Glucozơ. |
Nhai kĩ cơm để chia thật nhỏ tinh bột, đồng thời để nước bọt tiết ra có |
đủ chất xúc tác cho phản ứng chuyển tinh bột thành mantozơ và phản |
ứng chuyển mantozơ thành glucozơ. Vị ngọt có được là do có một ít hai |
chất này. |