1. Bài tập 1, trang 90 - 91, SGK.
Tìm các từ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương em có nghĩa tương đương với các từ ngữ toàn dân dưới đây.
Có thể thực hiện theo cách làm đã được hướng dẫn trong SGK, cũng có thể làm theo cách sau đây :
Lần lượt đối chiếu từ ngữ toàn dân với từ ngữ tương đương về nghĩa trong tiếng địa phương em. Cuối cùng tổng kết lại, chỉ ghi vào bài làm những từ ngữ địa phương khác với từ ngữ toàn dân.
Mẫu:
STT |
Từ ngữ toàn dân |
Từ ngữ địa phương (Nghê An) |
bác (chị gái của mẹ) |
dì
|
Advertisements (Quảng cáo)
2. Bài tập 2, trang 92, SGK.
Sưu tầm một số từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương khác.
Nội dung của câu tục ngữ : Thế nào là pha tiếng ? Tại sao lại nói “Chửi cha không bằng pha tiếng” ? Có thể qua sách báo địa phương hoặc nhờ sự giúp đỡ của những người hiểu biết để sưu tầm các từ ngữ dùng ở địa phương khác.
3. Bài tập 3, trang 92, SGK.
Sưu tầm một số thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt thân thích ở địa phương em.
Tương tự như cách làm ở bài tập 2. Có thể sưu tầm ở sách báo địa phương hoặc nhờ sự giúp đỡ của những người hiểu biết về từ ngữ địa phương để làm bài tập này.
4. Thảo luận tổ với chủ đề : Tục ngữ xưa có câu “Chửi cha không bằng pha tiếng”. Em hãy bình luận về câu tục ngữ này.
Cuộc thảo luận này có thể đề cập đến những khía cạnh sau đây :
- Bối cảnh xã hội của câu tục ngữ này : Xã hội thời đó như thế nào mà lại phát sinh ra câu tục ngữ này ?
- Ngày nay còn hiện tượng pha tiếng nữa không ? Có phải mọi trường hợp pha tiếng đều đáng phê phán ? Trong trường hợp nào thì việc pha tiếng có thể chấp nhận được ?