Trang chủ Lớp 9 SBT Ngữ Văn lớp 9 (sách cũ) Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) trang 107 SBT Văn: Vì...

Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) trang 107 SBT Văn: Vì sao câu nói sau đây lại gây cười ?...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 107 SBT Ngữ Văn 9 tập 1. Vì sao câu nói sau đây lại gây cười : "Hoá ra lợn và heo là hai con khác nhau : lợn ăn ngô, còn heo ăn bắp” ?. Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) SBT Ngữ Văn 9 tập 1

1.  Bài tập 1, trang 175, SGK.

Hãy tìm trong phương ngữ em đang sử dụng hoặc trong một phương ngữ mà em biết những từ ngữ :
a) Chỉ các sự vật, hiện tượng... không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.

b) Đồng nghĩa nhưng khác về âm với từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.

c) Đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.

2.  Bài tập 2, trang 175, SGK.

Cho biết vì sao những từ ngữ địa phương như ở bài tập l.a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân. Sự xuất hiện những từ ngữ đó thể hiện tính đa dạng về điều kiện tự nhiên và đời sống xã hội trên các vùng miền của đất nước ta như thế nào ?

Giữa các vùng, miền có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lí, phong tục tập quán... Có những sự vật, hiện tượng xuất hiện ở địa phương này nhưng không xuất hiện ở địa phương khác.

3.  Bài tập 3, trang 175, SGK.

Quan sát hai bảng mẫu ở bài tập 1 và cho biết những từ ngữ nào (ở trường hợp b) và cách hiểu nào (ở trường hợp c) được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân.

Khi các phương ngữ khác nhau có những từ ngữ đồng nghĩa nhưng khác về âm hay đồng âm nhưng khác về nghĩa thì phương ngữ Bắc thường được lấy làm cơ sở để lựa chọn từ ngữ toàn dân.

4.  Bài tập 4, trang 176, SGK.

Đọc đoạn trích sau (trong bài thơ “Mẹ Suốt” của Tố Hữu) và chỉ ra những từ ngữ địa phương có trong đoạn trích. Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ nào? Việc sử dụng những từ ngữ địa phương trong đoạn thơ có tác dụng gì ?

Advertisements (Quảng cáo)

Gan chi gan rứa mẹ nờ ?
Mẹ rằng cứu nước, mình chờ mình chờ chi ai ?
Chẳng bằng con gái con trai
Sáu mươi còn một chút tài, chút tài đò đưa.
Tàu bay hắn bắn sớm trưa
Thì tui cứ việc nắng mưa tui đưa đò.
Ghé tai mẹ, tôi mới hỏi tò mò
Cớ răng ông cũng ưng cho mẹ chèo ?
Mẹ cười: nói cứng ông phải xiêu
Ra khơi ông còn dám, tui chẳng liều, chẳng liều bằng ông !
Nghe ra ông cũng vui lòng
Tui đi ông còn chạy ra sông ông dặn dò :
“Coi chừng sóng lớn, gió to
Màn xanh đây mụ, đắp cho kín mình !”

Trong đoạn trích có bảy từ ngừ địa phương. Em hãy tìm hiểu xem bài thơ Mẹ Suốt viết về ai, ở vùng đất nào để biết những từ ngữ địa phương này thuộc về phương ngữ nào.

5.  Vì sao câu nói sau đây lại gây cười : "Hoá ra lợn và heo là hai con khác nhau : lợn ăn ngô, còn heo ăn bắp” ?

Để giải bài tập này, HS cần hiểu lợn và heo, cũng như ngô và bắp chỉ là hai cách gọi tên khác nhau của cùng một đối tượng.

6.  Cho đoạn trích sau đây :

     Đêm đó ông già không ngủ được, thằng Thàn đi chơi nửa đêm mới mò về, thấy ông ngồi khọm rọm ngồi ngơài vách mùng, điếu thuốc cháy lập loè soi bộ râu xơ xác. Thàn mở dây giày, hỏi "‘Nhớ đoàn quá, ngủ không được hả tía ?”. Ông già lắc đầu, thở dài, nghe buồn xa xắc như lá rụng hoa rơi, bần thần, điệu nầy hỏng biết cách nào tìm cho ra con Cải.

(Nguyễn Ngọc Tư, Ơi Cải về đâu)

Yêu cầu :

a) Tìm những từ ngữ tiếng địa phương miền Nam trong đoạn trích.

b) Tìm từ ngữ tương đương với chúng trong tiếng địa phương khác.

a) Các từ ngữ của tiếng địa phương miền Nam trong đoạn trích là : mùng, tía, hỏng biết

b) Các từ ngữ tương đương trong tiếng địa phương khác, chẳng hạn, trong tiếng địa phương miền Bắc, là : màn, bố, không biết.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Ngữ Văn lớp 9 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)