1. Bài tập 1, trang 145, SGK.
Trước hết phải tìm trong hai đoạn trích, từ nào là từ xưng hô. Sau đó xác định từ xưng hô địa phương trong số đó. Lưu ý có những từ tuy không thuộc từ toàn dân, nhưng cũng không thuộc từ địa phương, đó lả những từ thuộc biệt ngữ xã hội.
2. Bài tập 2, trang 145, SGK.
Hãy thử xác định những từ xưng hô, cách xưng hô sau đây thuộc phương ngữ nào và tìm thêm những trường hợp tương tự : cậu Ba (gọi người tên Ba, không có quan hệ thân thuộc), dì Sấu (gọi người tên Sáu, không có quan hệ thân thuộc), ngoại (gọi ông ngoại, bà ngoại), nội (gọi ông nội, bà nội), má sắp nhỏ (gọi vợ), thằng Hai / con Tư (bố mẹ gọi con), cưng (thường gọi trẻ con hay người yêu), anh / chị (gọi con đã đến tuổi trưởng thành), mụ (gọi vợ, thường đã cao tuổi), ông(gọi chồng, thường đã cao tuổi).
3. Bài tập 3, trang 145, SGK.
Từ xưng hô địa phương thuộc lớp từ vựng hạn chế, về cơ bản, chỉ có những người nói cùng phương ngữ mới hiểu, nên nó không thể là phương tiện giao tiếp chung giữa tất cả mọi người nói tiếng Việt. Ngoài ra, từ xưng hô địa phương thường mang sắc thái thân mật hay suồng sã, không mang sắc thái trang trọng.
4. Bài tập 4, trang 145, SGK.
Qua đối chiếu có thể thấy rõ trong tiếng Việt (tiếng Việt toàn dân cũng như các phương ngữ) rất nhiều từ chỉ quan hệ thân thuộc được dùng để xưng hô. Hãy xác định xem có từ chỉ quan hệ thân thuộc nào không được dùng để xưng hô và có từ xưng hô nào không chỉ quan hệ thân thuộc (trước hết là trong tiếng Việt toàn dân, sau đó là trong phương ngữ mà em biết).
5. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Hắn sợ khói lá mì ki lắm. Khi thì hắn bám trên áo, trên đầu, phải lấy roi dâu vụt tứ tung cho hắn sợ hắn chạy. Có nhà dùng mẹo thế này, cũng thông : họ rải nứa khắp sân, hắn cố lòn vào được thì cũng phải bước trên nứa, nứa kêu rạc rạc, thế là người nhà biết, lấy roi ra vụt mãi, cu cậu phải phót qua hàng rào mới thoát thân.
(Bùi Hiển, Ma đậu)
Câu hỏi:
a) Hãy tìm từ địa phương trong đoạn trích.
b) Cho biết từ toàn dân có nghĩa tương đương với từ địa phương trong đoạn trích.
c) Theo em, việc dùng từ địa phương như vậy có tác dụng gì ?
a) Từ địa phương trong đoạn trích là “lòn”.
b) Từ toàn dân tương đương với “lòn” là “chui”.
Advertisements (Quảng cáo)
c) Việc dùng từ địa phương có tác đụng đem lại không khí “địa phương” cho câu chuyện.
6. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :
Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thày u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
(Nguyễn Bính, Chân quê)
Câu hỏi:
a) Tìm từ xưng hô địa phương trong đoạn trích trên.
b) Cho biết từ xưng hô đó là của địa phương nào.
c) Tìm từ xưng hô tương đương với từ xưng hô đó trong một số địa phương khác mà em biết.
a) Từ xưng hô địa phương trong đoạn trích là “thày u”, có nghĩa là “bố mẹ”
b) “Thày u” là từ xưng hô của miền Bắc.
c) Từ xưng hô tương đương của miền Nam và miền Trung là “tía má”, “ba má”, “ba mạ”...