Trang chủ Lớp 8 SBT Toán 8 - Chân trời sáng tạo Bài 3 trang 48 SBT Toán 8 – Chân trời sáng tạo...

Bài 3 trang 48 SBT Toán 8 - Chân trời sáng tạo tập 2: Cho tam giác ABC có các đường phân giác AD, BE, CF \(\left( {D \in BC, E \in AC...

Sử dụng kiến thức về tính chất của đường phân giác của tam giác: Trong tam giác. Phân tích và giải bài 3 trang 48 sách bài tập toán 8 - Chân trời sáng tạo tập 2 - Bài 3. Tính chất đường phân giác của tam giác. Cho tam giác ABC có các đường phân giác AD, BE, CF \(\left( {D \in BC, E \in AC,...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Cho tam giác ABC có các đường phân giác AD, BE, CF \(\left( {D \in BC,E \in AC,F \in AB} \right)\) cắt nhau tại I. Chứng minh:

a) \(\frac{{DI}}{{DA}} = \frac{{BC}}{{AB + BC + CA}}\);

b) \(\frac{{DI}}{{DA}} + \frac{{EI}}{{EB}} + \frac{{FI}}{{FC}} = 1\).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Sử dụng kiến thức về tính chất của đường phân giác của tam giác: Trong tam giác, đường phân giác của một góc chia cạnh đối diện thành hai đoạn thẳng tỉ lệ với hai cạnh kề đoạn ấy.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Tam giác ADC có CI là tia phân giác của góc ACD nên theo tính chất của đường phân giác của tam giác ta có: \(\frac{{AI}}{{ID}} = \frac{{AC}}{{DC}}\), suy ra \(\frac{{AI}}{{AC}} = \frac{{ID}}{{DC}} = \frac{{AI + ID}}{{AC + DC}} = \frac{{DA}}{{AC + DC}}\)

Do đó, \(\frac{{AD}}{{ID}} = \frac{{AC + DC}}{{DC}}\) (1)

Advertisements (Quảng cáo)

Tam giác ADB có BI là tia phân giác của góc ABD nên theo tính chất của đường phân giác của tam giác ta có: \(\frac{{AI}}{{ID}} = \frac{{AB}}{{DB}}\), suy ra \(\frac{{AI}}{{AB}} = \frac{{ID}}{{DB}} = \frac{{AI + ID}}{{AB + BD}} = \frac{{DA}}{{AB + BD}}\)

Do đó, \(\frac{{AD}}{{ID}} = \frac{{AB + BD}}{{BD}}\) (2)

Từ (1) và (2) ta có:

\(\frac{{AD}}{{DI}} = \frac{{AB + BD}}{{BD}} = \frac{{AC + DC}}{{CD}} = \frac{{AB + BD + AC + DC}}{{BD + CD}}\)

Do đó, \(\frac{{AD}}{{DI}} = \frac{{AB + BC + CA}}{{BC}}\),

suy ra: \(\frac{{DI}}{{DA}} = \frac{{BC}}{{AB + BC + CA}}\).

b) Tương tự phần a ta có:

\(\frac{{EI}}{{EB}} = \frac{{AC}}{{AB + BC + CA}}\), \(\frac{{FI}}{{FC}} = \frac{{AB}}{{AB + BC + CA}}\)

Do đó, \(\frac{{DI}}{{DA}} + \frac{{EI}}{{EB}} + \frac{{FI}}{{FC}} = \frac{{AB + BC + CA}}{{AB + BC + CA}} = 1\)