Trang chủ Lớp 8 SBT Toán 8 - Chân trời sáng tạo Bài 7 trang 75 SBT Toán 8 – Chân trời sáng tạo...

Bài 7 trang 75 SBT Toán 8 - Chân trời sáng tạo tập 2: Cho tam giác nhọn ABC, các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. Chứng minh rằng: \(AD...

Sử dụng kiến thức về trường hợp đồng dạng thứ ba của hai tam giác (g.g) để tính. Giải bài 7 trang 75 sách bài tập toán 8 - Chân trời sáng tạo tập 2 - Bài tập cuối chương 8. Cho tam giác nhọn ABC, các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. Chứng minh rằng: \(AD....

Question - Câu hỏi/Đề bài

Cho tam giác nhọn ABC, các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. Chứng minh rằng:

a) \(AD.BH = AC.BD\).

b) \(HA.HD = HB.HE = HC.HF\).

c) \(B{C^2} = BE.BH + CF.CH\).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Sử dụng kiến thức về trường hợp đồng dạng thứ ba của hai tam giác (g.g) để tính: Nếu hai góc của tam giác này lần lượt bằng hai góc của tam giác kia thì hai tam giác đó đồng dạng với nhau.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Tam giác ADC và tam giác BDH có:

\(\widehat {ADC} = \widehat {BDH} = {90^0},\widehat {DAC} = \widehat {HBD}\) (cùng phụ với góc ECB). Do đó, $\Delta ADC\backsim \Delta BDH\left( g.g \right)$, suy ra \(\frac{{AD}}{{BD}} = \frac{{AC}}{{BH}}\) nên \(AD.BH = AC.BD\)

b) Tam giác HEA và tam giác HDB có:

\(\widehat {HEA} = \widehat {HDB} = {90^0},\widehat {AHE} = \widehat {BHD}\) (hai góc đối đỉnh)

Do đó, $\Delta HEA\backsim \Delta HDB\left( g.g \right)$, suy ra \(\frac{{HE}}{{HD}} = \frac{{HA}}{{HB}}\), do đó \(HA.HD = HB.HE\)

Tam giác HFA và tam giác HDC có:

\(\widehat {HFA} = \widehat {HDC} = {90^0},\widehat {FHA} = \widehat {DHC}\) (hai góc đối đỉnh)

Do đó, $\Delta HFA\backsim \Delta HDC\left( g.g \right)$, suy ra \(\frac{{HF}}{{HD}} = \frac{{HA}}{{HC}}\), do đó, \(HA.HD = HF.HC\)

Vậy \(HA.HD = HB.HE = HC.HF\)

c) Tam giác BCE và tam giác BHD có:

\(\widehat {BEC} = \widehat {BDH} = {90^0},\widehat {HBD}\;chung\)

Do đó, $\Delta BCE\backsim \Delta BHD\left( g.g \right)$, suy ra \(\frac{{BC}}{{BH}} = \frac{{BE}}{{BD}}\) hay \(BC.BD = BE.BH\)

Tam giác BCF và tam giác HCD có:

\(\widehat {BFC} = \widehat {CDH} = {90^0},\widehat {HCD}\;chung\)

Do đó, $\Delta BCF\backsim \Delta HCD\left( g.g \right)$, suy ra \(\frac{{BC}}{{CH}} = \frac{{CF}}{{CD}}\) hay \(BC.CD = CF.CH\).

Ta có: \(BE.BH + CF.CH = BC.CD + BC.BD\)

\( = BC\left( {BD + CD} \right) = B{C^2}\)