Một trò chơi có nội dung như sau: Ở mỗi ván chơi, người chơi gieo đồng thời hai con xúc xắc. Người chơi thắng nếu tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là bội của 3. Một người chơi 100 ván và kết quả trong 100 ván chơi được ghi trong bảng sau:
Tính xác suất thực nghiệm của biến cố A: “Người chơi thắng trong một ván chơi”.
Advertisements (Quảng cáo)
Sử dụng kiến thức xác suất thực nghiệm của một biến cố để tính: Giả sử trong n lần thực nghiệm hoặc n lần theo dõi (quan sát) một hiện tượng ta thấy biến cố E xảy ra k lần. Khi đó xác suất thực nghiệm của biến cố E bằng \(\frac{k}{n}\), tức là bằng tỉ số giữa số lần xuất hiện biến cố E và số lần thực hiện thực nghiệm hoặc theo dõi hiện tượng đó.
Tổng số ván có tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là bội của 3 là: \(6 + 14 + 11 + 4 = 35\)
Vậy xác suất thực nghiệm của biến cố A là: \(P = \frac{{35}}{{100}} = 0,35\)