Trang chủ Lớp 8 SBT Toán 8 - Kết nối tri thức Bài 8.14 trang 45 SBT Toán 8 – Kết nối tri thức...

Bài 8.14 trang 45 SBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Số liệu thống kê về 1 830 vụ tai nạn giao thông ở một thành phố cho trong bảng sau...

Sử dụng kiến thức xác suất thực nghiệm của một biến cố để tính. Phân tích và giải bài 8.14 trang 45 sách bài tập toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 32. Mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm với xác suất và ứng dụng. Số liệu thống kê về 1 830 vụ tai nạn giao thông ở một thành phố cho trong bảng sau:...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Số liệu thống kê về 1 830 vụ tai nạn giao thông ở một thành phố cho trong bảng sau:

Tính xác suất thực nghiệm của các biến cố sau:

a) E: “Gặp tai nạn khi đi ô tô”;

b) F: “Gặp tai nạn khi đi xe máy hoặc xe đạp”;

c) G: “Gặp tai nạn khi đi xe đạp, phương tiện khác hoặc đi bộ ”.

Advertisements (Quảng cáo)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Sử dụng kiến thức xác suất thực nghiệm của một biến cố để tính: Giả sử trong n lần thực nghiệm hoặc n lần theo dõi (quan sát) một hiện tượng ta thấy biến cố E xảy ra k lần. Khi đó xác suất thực nghiệm của biến cố E bằng \(\frac{k}{n}\), tức là bằng tỉ số giữa số lần xuất hiện biến cố E và số lần thực hiện thực nghiệm hoặc theo dõi hiện tượng đó.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Có 380 vụ tai nạn khi đi ô tô, do đó xác suất thực nghiệm của biến cố E là: \(\frac{{380}}{{1\;830}} = \frac{{38}}{{183}}\)

b) Số vụ tai nạn khi đi xe máy hoặc xe đạp là: \(1\;354 + 55 = 1\;409\) nên xác suất thực nghiệm của biến cố F là: \(\frac{{1\;409}}{{1\;830}}\)

c) Số vụ tai nạn khi đi xe đạp, phương tiện khác hoặc đi bộ là: \(55 + 41 = 96\) nên xác suất thực nghiệm của biến cố G là: \(\frac{{96}}{{1\;830}} = \frac{{16}}{{305}}\)