Một chiếc hộp chứa 36 quả cầu được ghi số từ 1 đến 36. Lấy ngẫu nhiên một quả cầu trong hộp. Tính xác suất của các biến cố sau:
a) E: “Lấy được quả cầu ghi số là bội của 4 và 6”
b) F: “Lấy được quả cầu ghi số là bội của 4 hoặc là bội của 6”
+ Sử dụng kiến thức về cách tính xác suất của biến cố bằng tỉ số để tính: Giả thiết rằng các kết quả có thể của một hành động hay thực nghiệm là đồng khả năng. Khi đó, xác suất của biến cố E, kí hiệu là P(E), bằng tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố E và tổng số kết quả có thể:
+Các bước tính xác suất của một biến cố E trong một hành động hay thực nghiệm đồng khả năng:
Bước 1: Đếm các kết quả có thể (thường bằng cách liệt kê);
Advertisements (Quảng cáo)
Bước 2: Chỉ ra các kết quả có thể là đồng khả năng;
Bước 3: Đếm các kết quả thuận lợi cho biến cố E;
Bước 4: Lập tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố E và tổng số kết quả có thể.
Có 36 kết quả có thể, đó là 1, 2, …, 36. Do lấy ngẫu nhiên một quả cầu trong hộp nên 36 kết quả có thế này là đồng khả năng.
a) Các kết quả thuận lợi cho biến cố E: 12, 24, 36. Có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố E.
Do đó, xác suất của biến cố E là: \(P\left( E \right) = \frac{3}{{36}} = \frac{1}{{12}}\)
b) Các kết quả thuận lợi cho biến cố F là: 4, 6, 8, 12, 16, 18, 20, 24, 28, 30, 32, 36. Có 12 kết quả thuận lợi cho biến cố F.
Do đó, xác suất của biến cố F là: \(P\left( F \right) = \frac{{12}}{{36}} = \frac{1}{3}\)