Trang chủ Lớp 8 SBT Toán 8 - Kết nối tri thức Bài 8.9 trang 42 SBT Toán 8 – Kết nối tri thức...

Bài 8.9 trang 42 SBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Một túi đựng các viên kẹo có cùng khối lượng và kích thước với 9 viên kẹo màu đỏ...

Sử dụng kiến thức về cách tính xác suất của biến cố bằng tỉ số để tính. Vận dụng kiến thức giải bài 8.9 trang 42 sách bài tập toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 31. Cách tính xác suất của biến cố bằng tỉ số. Một túi đựng các viên kẹo có cùng khối lượng và kích thước với 9 viên kẹo màu đỏ,...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Một túi đựng các viên kẹo có cùng khối lượng và kích thước với 9 viên kẹo màu đỏ, 6 viên kẹo màu xanh, 4 viên kẹo màu vàng và 5 viên kẹo màu đen. Lấy ngẫu nhiên một viên kẹo từ trong túi. Tính xác suất của các biến cố sau:

a) E: “Lấy được viên kẹo màu đỏ hoặc màu vàng”;

b) F: “Lấy được viên kẹo màu đen hoặc màu xanh”;

c) G: “Lấy được viên kẹo không có màu đen”.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

+ Sử dụng kiến thức về cách tính xác suất của biến cố bằng tỉ số để tính: Giả thiết rằng các kết quả có thể của một hành động hay thực nghiệm là đồng khả năng. Khi đó, xác suất của biến cố E, kí hiệu là P(E), bằng tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố E và tổng số kết quả có thể:

+Các bước tính xác suất của một biến cố E trong một hành động hay thực nghiệm đồng khả năng:

Bước 1: Đếm các kết quả có thể (thường bằng cách liệt kê);

Advertisements (Quảng cáo)

Bước 2: Chỉ ra các kết quả có thể là đồng khả năng;

Bước 3: Đếm các kết quả thuận lợi cho biến cố E;

Bước 4: Lập tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố E và tổng số kết quả có thể.

Answer - Lời giải/Đáp án

Số viên kẹo trong túi là: \(9 + 6 + 4 + 5 = 24\) (viên).

Vì lấy ngẫu nhiên một viên kẹo từ trong túi 24 kết quả có thể này là đồng khả năng.

a) Có \(9 + 4 = 13\) viên kẹo màu đỏ hoặc màu vàng. Do đó, có 13 kết quả thuận lợi cho biến cố E. Vậy xác suất của biến cố E là: \(P = \frac{{13}}{{24}}\)

b) Có \(6 + 5 = 11\) viên kẹo màu đen hoặc màu xanh. Do đó, có 11 kết quả thuận lợi cho biến cố F. Vậy xác suất của biến cố F là: \(P = \frac{{11}}{{24}}\)

c) Có \(9 + 6 + 4 = 19\) viên kẹo không có màu đen. Do đó, có 19 kết quả thuận lợi cho biến cố G. Vậy xác suất của biến cố G là: \(P = \frac{{19}}{{24}}\)