Số quyển vở \(x\) đã mua và số tiền \(y\) (nghìn đồng) phải trả của ba bạn Hùng, Dũng, Mạnh được biểu diễn lần lượt bởi ba điểm \(H,D,M\) trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\) như Hình 11.
a
Tìm tọa độ của các điểm \(H,D,M\).
Để xác định tọa độ điểm \(A\) trên mặt phẳng tọa độ \(Oxy\) ta làm như sau.
Từ điểm \(A\) ta kẻ đường thẳng vuông góc với \(Ox\) cắt \(Ox\) tại \(a\); từ điểm \(A\) ta kẻ đường thẳng vuông góc với \(Oy\) cắt \(Oy\) tại \(b\).
Khi đó điểm \(A\) trên mặt phẳng tọa độ có tọa độ là \(A\left( {a;b} \right)\).
Điểm \(M\)
Từ điểm \(M\) vẽ đường thẳng vuông góc với \(Ox\) cắt \(Ox\) tại 2 nên hoành độ của điểm \(M\) là 2.
Từ điểm \(M\) vẽ đường thẳng vuông góc với \(Oy\) cắt \(Oy\) tại 6 nên tung độ của điểm \(M\) là 6.
Do đó, \(M\left( {2;6} \right)\) .
Điểm \(H\)
Advertisements (Quảng cáo)
Từ điểm \(H\) vẽ đường thẳng vuông góc với \(Ox\) cắt \(Ox\) tại 3 nên hoành độ của điểm \(H\) là 3.
Từ điểm \(H\) vẽ đường thẳng vuông góc với \(Oy\) cắt \(Oy\) tại 9 nên tung độ của điểm \(H\) là 9.
Do đó, \(H\left( {3;9} \right)\) .
Điểm \(D\)
Từ điểm \(D\) vẽ đường thẳng vuông góc với \(Ox\) cắt \(Ox\) tại 4 nên hoành độ của điểm \(D\) là 4.
Từ điểm \(D\) vẽ đường thẳng vuông góc với \(Oy\) cắt \(Oy\) tại 12 nên tung độ của điểm \(D\) là 12.
Do đó, \(D\left( {4;12} \right)\) .
b
Hỏi ai mua nhiều vở nhất.
Số vở tương ứng hoành độ.
Vì số vở của các bạn mua được biểu diễn bởi \(x\) nên bạn Mạnh đã mua 2 quyển vở; bạn Hùng mua 3 quyển vở và bạn Dũng mua 4 quyển vở. Do đó, bạn Dũng mua nhiều quyển vở nhất.