Trang chủ Lớp 8 SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo Giải mục 3 trang 28, 29, 30 Toán 8 tập 1 –...

Giải mục 3 trang 28, 29, 30 Toán 8 tập 1 – Chân trời sáng tạo: Các phân thức trên có bằng nhau không? Tại sao?...

Phân tích và giải HĐ4, Thực hành 4 , Thực hành 5 mục 3 trang 28, 29, 30 SGK Toán 8 tập 1 – Chân trời sáng tạo Bài 5. Phân thức đại số. Xét các phân thức (P = dfrac{{{x^2}y}}{{x{y^2}}}), (Q = dfrac{x}{y}), (R = dfrac{{{x^2} + xy}}{{xy + {y^2}}}) . a) Các phân thức trên có bằng nhau không? Tại sao?...

Hoạt động4

Xét các phân thức \(P = \dfrac{{{x^2}y}}{{x{y^2}}}\), \(Q = \dfrac{x}{y}\), \(R = \dfrac{{{x^2} + xy}}{{xy + {y^2}}}\) .

a) Các phân thức trên có bằng nhau không? Tại sao?

b) Có thể biến đổi như thế nào nếu chuyển \(Q\) thành \(P\) và \(R\) thành \(Q\).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

a) Sử dụng kiến thức: \(\dfrac{A}{B}\) \( = \dfrac{C}{D}\) nếu \(AD = BC\) để kiểm tra xem các phân thức trên có bằng nhau hay không?

b) Nhân hoặc cả tử và mẫu của đa thức \(Q\) cho \(xy\); chia cả tử và mẫu của đa thức của \(R\) cho \(x + y\)

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Ta có:

\({x^2}y.y = {x^2}{y^2}\)

\(x{y^2}.x = {x^2}{y^2}\)

Do đó\({x^2}y.y = x{y^2}.x\)

Vậy \(P = Q\) (1)

Ta có:

\(x.\left( {xy + {y^2}} \right) = {x^2}y + x{y^2}\)

\(y.\left( {{x^2} + xy} \right) = {x^2}y + x{y^2}\)

Do đó \(x.\left( {xy + {y^2}} \right) = y.\left( {{x^2} + xy} \right)\)

Vậy \(Q = R\) (2)

Từ (1) và (2) suy ra \(P = Q = R\)

b) Nhân cả tử và mẫu của phân thức \(Q\) với \(xy\) để chuyển \(Q\) thành \(P\), ta được: \(Q = \dfrac{x}{y} = \dfrac{{x.xy}}{{y.xy}} = \dfrac{{{x^2}y}}{{x{y^2}}}\)

Phân thức cả tử và mẫu của phân thức \(R\) thành nhân tử rồi chia cả tử và mẫu của phân thức \(R\) cho nhân tử chung \(x + y\) để chuyển \(R\) thành \(Q\), ta được: \(R = \dfrac{{{x^2} + xy}}{{xy + {y^2}}} = \dfrac{{x.\left( {x + y} \right)}}{{y.\left( {x + y} \right)}} = \dfrac{{x.\left( {x + y} \right):\left( {x + y} \right)}}{{y.\left( {x + y} \right):\left( {x + y} \right)}} = \dfrac{x}{y}\)


Advertisements (Quảng cáo)

Thực hành 4

Chứng tỏ hai phân thức \(\dfrac{{{a^2} - {b^2}}}{{{a^2}b + a{b^2}}}\) và \(\dfrac{{a - b}}{{ab}}\) bằng nhau theo hai cách khác nhau.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Phân tích tử và mẫu của phân thức \(\dfrac{{{a^2} - {b^2}}}{{{a^2}b + a{b^2}}}\) thành nhân tử để tìm nhân tử chung. Sau đó chia cả tử và mẫu cho nhân tử chung.

Nhân cả tử và mẫu của phân thức \(\dfrac{{a - b}}{{ab}}\) với \(a + b\)

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1: \(\dfrac{{{a^2} - {b^2}}}{{{a^2}b + a{b^2}}} = \dfrac{{\left( {a - b} \right)\left( {a + b} \right)}}{{ab\left( {a + b} \right)}} = \dfrac{{a - b}}{{ab}}\)

Cách 2: \(\dfrac{{a - b}}{{ab}} = \dfrac{{\left( {a - b} \right).\left( {a + b} \right)}}{{ab.\left( {a + b} \right)}} = \dfrac{{{a^2} - {b^2}}}{{{a^2}b + a{b^2}}}\)

Vậy hai phân thức đã cho bằng nhau


Thực hành 5

Rút gọn các phân thức sau:

a) \(\dfrac{{3{x^2} + 6xy}}{{6{x^2}}}\)

b) \(\dfrac{{2{x^2} - {x^3}}}{{{x^2} - 4}}\)

c) \(\dfrac{{x + 1}}{{{x^3} + 1}}\)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Phân tích tử và mẫu thành nhân tử để tìm nhân tử chung

- Chia cả tử và mẫu cho nhân tử chung để rút gọn phân thức

Answer - Lời giải/Đáp án

a) \(\dfrac{{3{x^2} + 6xy}}{{6{x^2}}}\) \( = \dfrac{{3x.\left( {x + 2y} \right)}}{{3x.2x}} = \dfrac{{x + 2y}}{{2x}}\)

b) \(\dfrac{{2{x^2} - {x^3}}}{{{x^2} - 4}}\)\( = \dfrac{{{x^2}.\left( {2 - x} \right)}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)}} = \dfrac{{ - {x^2}\left( {x - 2} \right)}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)}} = \dfrac{{ - {x^2}}}{{x + 2}}\)

c) \(\dfrac{{x + 1}}{{{x^3} + 1}}\) \( = \dfrac{{x + 1}}{{\left( {x + 1} \right)\left( {{x^2} - x + 1} \right)}} = \dfrac{1}{{{x^2} - x + 1}}\)

Advertisements (Quảng cáo)