Trang chủ Lớp 8 SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo Lý thuyết Hệ số góc của đường thẳng Toán 8 – Chân...

Lý thuyết Hệ số góc của đường thẳng Toán 8 - Chân trời sáng tạo: Hệ số góc của đường thẳng Góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b (a\( \ne \)0) và...

Gợi ý giải lý thuyết Hệ số góc của đường thẳng SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo Bài 4. Hệ số góc của đường thẳng. Hệ số góc của đường thẳng là gì?...

1. Hệ số góc của đường thẳng

Góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b (a\( \ne \)0) và trục Ox.

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng y = ax + b (a\( \ne \)0). Gọi A là giao điểm của đường thẳng y = ax + b và trục Ox, T là một điểm thuộc đường thẳng y = ax + b và có tung độ dương.

Góc \(\alpha \) tạo bởi hai tia Ax và AT gọi là góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox (hoặc nói đường thẳng y = ax + b tạo với trục Ox một góc \(\alpha \))

Hệ số góc: Ta gọi a là hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (a\( \ne \)0).

Ví dụ: Đường thẳng y = 3x – 1 có hệ số góc là 3;

Advertisements (Quảng cáo)

y = 2 – x có hệ số góc là -1.

2. Hai đường thẳng song song, hai đường thẳng cắt nhau

Hai đường thẳng y = ax + b (a\( \ne \)0) và y = a’x + b’ (a’\( \ne \)0) song song với nhau khi a = a’; b \( \ne \) b’ và ngược lại.

Hai đường thẳng y = ax + b (a\( \ne \)0) và y = a’x + b’ (a’\( \ne \)0) trùng nhau khi a = a’; b = b’ và ngược lại.

Hai đường thẳng y = ax + b (a\( \ne \)0) và y = a’x + b’ (a’\( \ne \)0) cắt nhau khi a \( \ne \) a’ và ngược lại.

Ví dụ: Đường thẳng y = -x + 1 và đường thẳng y = -x song song với nhau.

Đường thẳng y = -x + 1 và đường thẳng y = 2x + 1 cắt nhau.